Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Giải pháp làm giảm áp lực ôn thi tốt nghiệp THPT

Tạp Chí Giáo Dục

Thi đim này, hc sinh lp 12 trên cc đang gng hết sc mình ôn luyn đ chun b cho k thi tt nghip THPT năm 2023. Vy làm sao đ vic ôn thi ca thy trò hiu qu mà ít to ra áp lc? Dưi đây là mt s ý kiến ca chúng tôi trưc thc tế ôn thi hin nay.  


Hc nhóm là mt cách đ ôn thi tt nghip THPT hiu qu, gim bt áp lc. Ảnh: N.Tuấn

Không cn thiết phi thi th tt nghip

Nhằm mục đích hướng đến kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 chính thức tổ chức vào các ngày từ 27-6 đến 30-6, vừa qua rất nhiều địa phương đã tổ chức thi thử tốt nghiệp cho học sinh lớp 12 như Nghệ An, Bình Phước, Cà Mau, Hà Nội… Tại TP.HCM, Sở GD-ĐT không chủ trương tổ chức thi thử chung cho toàn thành mà giao cho các trường lựa chọn. Có nhiều trường tổ chức thi thử nhưng cũng rất nhiều trường không tổ chức thi. Vậy, thi thử tốt nghiệp có thật sự cần thiết?

Khảo sát ý kiến học sinh lớp 12 các năm trước đây, chúng tôi nhận được ý kiến của đa số các em là không cần thiết phải thi thử tốt nghiệp, không nên tổ chức thi thử. Lý do mà các em đưa ra là rất nhiều, trong đó phần đa số cho rằng “không đánh giá đúng thực chất, vì thi thử thì các em cũng làm bài… thử, chứ không hết mình”!

Không ngoại lệ có những ích lợi của việc thi thử. Song việc thi thử tốt nghiệp sẽ tiêu tốn nhiều công sức, mất nhiều thời gian cho giáo viên và học sinh. Chẳng hạn, phải xây dựng lịch thi như thi thật; tổ chức thi, ra đề, chấm bài với rất nhiều công đoạn. Học sinh phải mất công thức khuya dậy sớm để đến điểm thi, tham gia kỳ thi chỉ để… thử! Giáo viên phải mất công chấm bài học sinh mà không chắc đó là kết quả thật. Điều này chỉ làm mất thời gian ôn tập của thầy trò. Vô hình trung làm tăng thêm áp lực không cần thiết cho học sinh, phụ huynh.

Lập luận rằng thi thử tốt nghiệp sẽ giúp cho học sinh làm quen với quy chế, thích ứng với thời gian lịch thi thì e là quá… lo xa cho học sinh! Vì với học sinh lớp 12, các kỳ kiểm ra tại trường là quá đủ cho các em ý thức điều đó. Bảo rằng, thi thử để học sinh làm quen với mẫu đề kiểm tra cũng không thuyết phục. Vì mẫu đề từng môn đã có đề minh họa của Bộ GD-ĐT. Thay vì thi thử tập trung, hãy để giáo viên luyện tập, kiểm tra với mẫu đề minh họa đó cho từng lớp dạy. Như thế sẽ sát với đối tượng học sinh hơn. Kết quả thi thử có thể sẽ dẫn đến hệ lụy tiêu cực: Với những học sinh đạt điểm tốt sẽ có thái độ chủ quan; những em điểm không cao sẽ hoang mang, lo lắng.        

Xây dng kế hoch ôn thi nh nhàng

Quan điểm của lãnh đạo nhiều trường THPT là không tạo áp lực cho học sinh trong việc ôn thi tốt nghiệp THPT. Vì vậy, về thời gian, nhiều trường đã lên kế hoạch từ rất sớm để giúp học sinh có kế hoạch riêng cho bản thân khi ôn thi tốt nghiệp. Theo đó, sau khi học sinh lớp 12 hoàn tất chương trình (vào khoảng giữa tháng 4), nhà trường xây dựng kế hoạch ôn thi cho các em. Thời gian ôn thi kéo dài từ đầu tháng 5 đến giữa tháng 6. Mục đích của việc ôn thi là nhằm giúp đỡ những học sinh còn hạn chế trong việc học một số bộ môn được rèn luyện các kiến thức cơ bản để đáp ứng với chuẩn kiến thức kỹ năng. Hệ thống hóa kiến thức, ôn tập các nội dung thuộc chuẩn kiến thức kỹ năng, đáp ứng yêu cầu của kỳ thi tốt nghiệp THPT. Từ đó tự tin hơn trong học tập và đủ khả năng tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT. Thầy Nguyễn Quang Đạt (Hiệu trưởng Trường THPT Tây Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM) cho biết: “Về nội dung ôn thi, kiến thức chủ yếu thuộc chương trình lớp 11, 12, trọng tâm là lớp 12. Nội dung dạy được soạn chi tiết cho từng tiết học với hai mức độ cơ bản và nâng cao, phù hợp với đối tượng học sinh nhà trường. Các tổ trưởng chuyên môn cân nhắc những nội dung thật sự cốt lõi, bám sát đề thi tham khảo năm 2023 của Bộ GD-ĐT để giáo viên trong tổ ôn thi theo đúng cấu trúc, đúng hướng. Với kế hoạch này, mặc dù kỳ thi năm nay diễn ra sớm hơn năm trước khoảng một tuần cũng không ảnh hưởng đến việc ôn thi của học sinh”.

Thầy Nguyễn Quang Đạt nêu quan điểm: “Về việc có cần thiết tổ chức thi thử tốt nghiệp THPT hay không? Quan điểm của Trường THPT Tây Thạnh là không tổ chức thi thử. Tôi cho rằng việc thi thử không đem đến tác dụng tích cực, không đánh giá được năng lực của các em. Ngược lại, làm mất thời gian của học sinh và giáo viên, tạo ra áp lực tâm lý cho các em”.

Hc sinh không nên t to áp lc cho bn thân

Mặc dù còn gần một tháng nữa kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 mới diễn ra, tuy nhiên rất nhiều học sinh lớp 12 tỏ ra mệt mỏi, đuối sức do cách ôn thi không đúng cách, trong đó có việc thức quá khuya để ôn bài. Thăm dò việc ôn thi của học sinh, đa số các em cho biết mình thức đến sau 12 giờ đêm mới đi ngủ, nhiều em học đến 1-2 giờ sáng. Mặc dù có thể lúc ấy việc tiếp thu rất tốt, nhưng nếu kéo dài ngày sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, và kết quả sẽ không nhiều. Việc thức quá khuya sẽ làm cho người học thiếu ngủ, gây mệt mỏi cho ngày hôm sau, giảm sút ghi nhớ. Để khắc phục hậu quả của việc này, nhất thiết các em phải xây dựng thời gian biểu để ôn thi. Trong đó ghi cụ thể thời gian việc học, nghỉ ngơi, giải trí trong từng ngày (sáng, chiều, tối), cả tuần và toàn đợt. Phải tính đến sự hài hòa của tất cả các môn ôn thi. Sau một thời gian thực hiện, tùy theo tình hình nên điều chỉnh lại cho hợp lý. Để việc ôn thi đạt hiệu quả, học sinh không nên có thái độ quá chủ quan nhưng cũng không nên quá hoang mang, lo lắng. Phải tự tin, bình tĩnh, ôn chậm mà chắc, ôn đến đâu nắm vững kiến thức trọng tâm đến đó. Việc ôn thi các môn phải hài hòa, cân đối. Không tập trung nhiều thời gian vào môn này mà xem nhẹ, bỏ rơi môn kia. Vì như thế, đến gần ngày thi tâm lý sẽ hoang mang vì có môn chưa kịp ôn được gì.

Đề thi tốt nghiệp THPT những năm gần đây sát với chương trình lớp 12, năm nay không có phần giảm tải do dịch Covid-19. Cho nên học sinh cần nắm chắc nội dung ôn tập, bám sát đề thi minh họa năm 2023 của Bộ GD-ĐT. Việc sử dụng tài liệu tham khảo cũng phải cân nhắc. Nên lựa chọn tài liệu sát với trọng tâm ôn tập, theo gợi ý của giáo viên. Tham khảo thêm đề thi trên mạng là điều tốt nhưng tránh ôm đồm kiến thức, vì dễ rơi vào trạng thái quá tải kiến thức. Cẩn thận với các dạng đề thi “tiên đoán” để tránh ôn bài lệch hướng, chủ quan. Hạn chế tham gia các hoạt động thể thao quá sức; tránh lạm dụng trà, cà phê, chơi game quá nhiều. Tham gia các trang mạng xã hội với mức độ vừa phải. Chú ý đến chế độ ăn uống để vừa có sức khỏe vừa không gây khó khăn cho việc ôn tập, thi cử. Quan trọng nhất là, khi thấy bão hòa kiến thức phải biết nghỉ ngơi. Nếu cứ học ép, học dồn, khi vào phòng thi đã có nhiều học sinh không còn nhớ gì cả!

Trn Ngc Tun

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)