Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Giải pháp tăng hiệu quả dạy học trực tuyến

Tạp Chí Giáo Dục

Nhm giúp các tiết dy hc trc tuyến đt hiu qu cao hơn trong mùa dch Covid-19, mt nhóm sinh viên Trưng ĐH Bách khoa – ĐH Đà Nng đã xây dng h thng phn mm gii pháp tăng hiu qu dy và hc online dành cho đi tưng hc sinh ph thông. Đ tài trên xut sc đot ngôi quán quân cuc thi “Build on, Vietnam 2021”.


Giao din app tăng gii pháp dy hc trc tuyến hiu qu

Nhóm sinh viên xây dựng hệ thống phần mềm kể trên gồm: Nguyễn Thái Minh, Phạm Xuân Sang (học khoa công nghệ thông tin), Hoàng Tiến Hải Đăng (học khoa hóa) và Đỗ Tuấn Sơn (học khoa điện tử viễn thông).

Gii quyết khó khăn khi dy hc trc tuyến

Trước khi cùng bắt tay triển khai ý tưởng xây dựng hệ thống phần mềm giúp tăng hiệu quả dạy và học online, các thành viên trong nhóm đã trải qua quãng thời gian dài học trực tuyến thay vì lên giảng đường do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Nhóm trưởng Nguyễn Thái Minh chia sẻ: “Là những sinh viên đang trải nghiệm việc học trực tuyến, chúng em đã nhận ra một số điểm khó khăn trong việc dạy và học. Vì vậy, nhóm thống nhất cùng nhau tìm giải pháp xây dựng hệ thống làm sao cho việc dạy và học trực tuyến trở nên liền mạch để đồng hành cùng giáo viên và các em học sinh”.

Sau hơn 2 tháng miệt mài nghiên cứu, thực hiện, nhóm đã hoàn thiện hệ thống quản lý học tập (Feud) giúp giáo viên và học sinh cải thiện chất lượng giảng dạy và học tập. Khi sử dụng hệ thống Feud, giáo viên sẽ được hỗ trợ trong việc quản lý lớp học, lịch dạy, các tài nguyên dành cho việc giảng dạy hỗ trợ những công cụ khác như: tạo bài kiểm tra, chấm điểm, phân tích điểm thi của học sinh để đưa ra hướng ôn tập hợp lý. Bên cạnh đó, hệ thống Feud còn có chức năng hỗ trợ như một dạng Cloud giúp giáo viên tải, lưu trữ các tài liệu và chia sẻ cho học sinh của mình. Tính năng chính của hệ thống Feud tập trung là AI chatbox (trả lời tự động dựa trên trí tuệ nhân tạo). Về phía học sinh, hệ thống Feud có tính năng phân tích cảm xúc của các em trong lớp học. Từ nét mặt của học sinh không tập trung, chán nản hay nhìn đi chỗ khác, học sinh rời khỏi camera, bất động trong một khoảng thời gian…, tất cả sẽ được hệ thống ghi nhận và phát tín hiệu cảnh báo. Bằng cách này giúp học sinh học tập trung hơn và giáo viên cũng có thể theo dõi được tình trạng học sinh của mình để nhắc nhở. Điểm cộng nữa của hệ thống Feud là tính năng chống gian lận trong thi cử. “Trước khi học sinh tham gia kiểm tra, thông qua ảnh thẻ đã cung cấp trước đó, hệ thống Feud sẽ đối chiếu và xác nhận để xem có tình trạng thi hộ hay không. Thông qua các khảo sát thử nghiệm trong quá trình xây dựng hệ thống, độ chính xác đạt đến 99%”, Hoàng Tiến Hải Đăng (thành viên đảm nhận phần việc thiết kế, lập trình giao diện website) cho biết.


Nhóm sinh viên Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng) vô địch cuộc thi “Build on, Vietnam 2021”

Hải Đăng cho biết thêm: “Đối tượng mà nhóm hướng đến trong quá trình xây dựng hệ thống Feud là học sinh phổ thông. Ở bậc học này, học sinh và giáo viên có thể sẽ gặp khó khăn trong sử dụng app. Bằng công nghệ AI, hệ thống tích hợp tính năng điều khiển app thông qua giọng nói nên dù không thành thạo trong thao tác đều có thể điều khiển ứng dụng một cách dễ dàng. Giao diện của app vì vậy giống như mạng xã hội Facebook hoặc Zalo để thuận tiện cho người dùng. Ngoài ra, hệ thống Feud còn là nền tảng để giáo viên và học sinh sử dụng trong việc quản lý thời gian và công việc của bản thân”. Thời gian để hoàn thiện hệ thống Feud với nhiều tính năng ưu việt kể ra không dài. Để đạt được điều đó, nhóm đã vượt qua rất nhiều khó khăn. Nguyễn Thái Minh bộc bạch: “Một trong những điều khó khăn nhất trong hackathon lần này là tất cả các thành viên phải làm việc online. Thỉnh thoảng có những bất đồng với nhau về mặt ý tưởng, cách làm việc và quan điểm của mỗi cá nhân. Nhưng may mắn là không ai bỏ cuộc. Thay vào đó, cả nhóm đã ngồi lại đưa ra những quan điểm cá nhân, cùng bàn bạc rồi đi đến thống nhất chung”.

ng đến thương mi hóa sn phm

Cuc thi “Build on, Vietnam 2021” do Amaxon Web Services (AWS) và Công ty TNHH H sinh thái chuyn đi s Vit Nam (VNDXE) t chc, nm trong chui các s kin hackathon ca chương trình “Build on” do AWS t chc k t năm 2019 ti các nưc Đông Nam Á. Theo đó, cuc thi dành cho tt c hc sinh, sinh viên ti các trưng ĐH, CĐ và THPT trên toàn quc vi ch đ gii quyết nhng thách thc trong các lĩnh vc tài chính, giáo dc, thành ph thông minh…

Xuất sắc vượt qua hàng trăm đề tài dự thi, hệ thống Feud đoạt ngôi quán quân cuộc thi “Build on, Vietnam 2021”. Đáng mừng hơn, Tổng Công ty Công nghệ và Giải pháp CMC (CMS TS) đã đặt vấn đề hợp tác với nhóm trong việc phát triển sản phẩm thương mại. “Với mong muốn đồng hành cùng giáo viên và học sinh giải quyết những khó khăn trong việc dạy học trực tuyến, nhóm sẽ tiếp tục phát triển hệ thống Feud sau cuộc thi. Dự kiến, thời gian tới nhóm phát triển thêm một số tính năng cụ thể như phát hiện gian lận. Trong giờ kiểm tra, nếu học sinh nhấp vào bất kỳ khu vực nào bên ngoài màn hình kiểm tra, hệ thống Feud sẽ phát hiện và gửi cảnh báo cho giáo viên, học sinh. Ngoài ra, nhóm dự định phát triển thêm một mô hình có thể phát hiện chuyển động của vật thể để hạn chế tối đa tình trạng phần mềm nhận diện bị đánh lừa bởi các bức ảnh có khuôn mặt học sinh. Song song đó, xây dựng tính năng trả lời tự động những câu hỏi về các bài kiểm tra. Và cuối cùng là tính năng hỗ trợ tiếng Việt: hệ thống Feud là một sản phẩm được làm nên bởi người Việt và cho người Việt. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa hỗ trợ việc chuyển giọng nói thành văn bản cho người Việt. Để giải quyết vấn đề này, nhóm sẽ tận dụng các hệ thống hỗ trợ tiếng Việt hiện có, như chuyển giọng nói thành văn bản trên Cloud của Google”, Nguyễn Thái Minh cho biết.

Với những tính năng ưu việt của hệ thống Feud, nhóm hy vọng tương lai gần sẽ nhận được sự quan tâm, đồng hành để thương mại hóa và đưa vào ứng dụng trong thực tiễn. Có như thế, các nghiên cứu của sinh viên mới thật sự hữu ích.

Hàn Giang

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)