Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Giải phóng mặt bằng: Phải đảm bảo vấn đề an sinh xã hội

Tạp Chí Giáo Dục

“Trong năm 2023, TP.Đà Nng s khi công 25 công trình, ngoài ra còn 38 công trình cn hoàn thành. Nếu s công trình này đưc đưa vào s dng trong năm nay thì b mt h tng TP s thay đi rt căn bn”, ông Nguyn Văn Qung – Bí thư Thành y Đà Nng – thông tin. Tuy nhiên, khó khăn hin nay ca Đà Nng trong đu tư công chính là gii phóng mt bng còn chm…


Ông Nguyn Văn Qung – Bí thư Thành y TP.Đà Nng – cho rng, vic gii phóng mt bng phi đi đôi vi đm bo an sinh xã hi

Ch có 32/218 d án hoàn thành gii phóng mt bng

Thông tin về kết quả thực hiện công tác giải phóng mặt bằng 3 nhóm dự án trong năm 2022, Sở Tài nguyên – Môi trường Đà Nẵng cho biết chỉ có 32/218 dự án đã hoàn thành (đạt 14,67%); xử lý 2.259/14.372 hồ sơ đền bù giải tỏa (đạt 157%). Các đơn vị đã giải quyết, bố trí tái định cư cho 632 hộ dân.

Sở Tài nguyên – Môi trường cũng chỉ ra một số dự án trọng điểm, động lực như: Dự án tuyến đường trục 1 – Tây Bắc (quận Liên Chiểu); nâng cấp, cải tạo đường ĐT 601 (huyện Hòa Vang); khu tái định cư phục vụ giải tỏa Làng ĐH Đà Nẵng (quận Ngũ Hành Sơn)… có tiến độ giải phóng mặt bằng chậm. Nguyên nhân là do giá đất bồi thường thấp; việc hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, ổn định việc làm sau khi thu hồi đất nông nghiệp còn thấp, chưa áp dụng mức cao nhất trong khung quy định. Thậm chí có dự án không thực hiện được giải phóng mặt bằng đối với các trường hợp hồ sơ đất ở, nhà ở do không có khu tái định cư thực tế để bố trí… Ngoài ra còn có tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích, xây nhà trên đất không phải là đất ở; quỹ đất tái định cư các khu dân cư phân bổ không đồng đều giữa các quận, huyện; hội đồng giải phóng mặt bằng các quận, huyện chưa quyết liệt trong công tác thực hiện cưỡng chế thu hồi đất đối với những trường hợp cố tình chây ỳ…

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng 202 dự án với 18.391 hồ sơ đền bù giải tỏa trong năm 2023, Sở Tài nguyên – Môi trường đã tham mưu UBND TP ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn TP. Trong đó tập trung cụ thể hóa quy định định suất tái định cư tối thiểu, hỗ trợ khoản chênh lệch giữa giá trị suất tái định cư tối thiểu và số tiền được bồi thường về đất; quy định về bố trí đất tái định cư vị trí 2 mặt tiền; điều chỉnh các phụ lục bồi thường về nhà cửa, cây cối hoa màu… để phù hợp với giá cả hiện nay; nâng mức hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, ổn định việc làm cho người dân bị thu hồi đất nông nghiệp tăng thêm so với quy định hiện nay.

Sở Tài nguyên – Môi trường cũng tham mưu TP có chính sách chung về hỗ trợ trượt giá nhà cửa, cây cối hoa màu và vật nuôi đối với hộ giải tỏa chưa bàn giao mặt bằng tại các dự án đang thực hiện dở dang. Các dự án mới có chủ trương thực hiện từ năm 2023, áp dụng giá đất bồi thường tiệm cận với giá thị trường và chỉ thực hiện bố trí tái định cư cho các hộ phải di chuyển chỗ ở; phân cấp, ủy quyền cho UBND quận, huyện thẩm định, phê duyệt kế hoạch tái định cư tổng thể và phê duyệt giá đất cụ thể để bồi thường về đất; xây dựng chính sách giải quyết bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở đối với trường hợp xây dựng nhà ở trên đất không phải là đất ở, chưa bàn giao mặt bằng tại các dự án…

Phi h tr ngưi dân khi gii phóng mt bng

Ông Quảng cho rằng, năm 2023, Đà Nẵng đặt ra các chỉ tiêu, mục tiêu phấn đấu, các nhóm giải pháp triển khai trong từng quý với mốc thời gian cụ thể. Theo đó, UBND TP, các sở ngành, đơn vị cần thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo, hướng dẫn của Chính phủ về đẩy mạnh phân bổ giải ngân vốn đầu tư công. Tập trung khắc phục những vướng mắc, tồn tại; khẩn trương chỉ đạo sửa đổi cụ thể các bổ sung, quy định thuộc thẩm quyền của TP về công tác bồi thường, thu hồi đất. Những quy định cũ không còn phù hợp với thực tiễn, thấp hơn quy định chung, các quy định được Ban Thường vụ Thành ủy thông qua về mặt chủ trương… phải được cụ thể hóa.

“Phải đặt mình vào vị trí của người dân, hỗ trợ người dân một cách tối đa. Khi đó mới giải quyết được vấn đề an sinh xã hội”, ông Quảng nhấn mạnh.

Cũng theo Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, công tác giải phóng mặt bằng ở các địa phương là trách nhiệm trực tiếp của các bí thư cấp ủy. Vì vậy các bí thư quận, huyện phải cùng UBND TP tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong giải phóng mặt bằng; đồng thời chủ động kiến nghị với các ban thường vụ, Thành ủy giải quyết các vấn đề vượt thẩm quyền.

Theo báo cáo, đến ngày 31-1-2023, tổng số vốn giải ngân năm 2022 của Đà Nẵng đạt 6.345 tỷ đồng, bằng 115% kế hoạch Trung ương giao (cao hơn mức bình quân cả nước 93%) và đạt 85% kế hoạch HĐND TP giao. Đà Nẵng thuộc nhóm các địa phương đã phân bổ 100% kế hoạch vốn do Thủ tướng Chính phủ giao; giải ngân xếp thứ 19/63 địa phương trên cả nước.

Kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 của Đà Nẵng được Quốc hội, Thủ tướng giao là 7.947 tỷ đồng. Đà Nẵng đặt mục tiêu đến ngày 31-1-2024 sẽ giải ngân đạt 100% kế hoạch vốn được giao.

Theo đó, chính quyền Đà Nẵng xác định, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm, góp phần thực hiện chủ đề năm 2023 của TP –  “Năm tập trung khơi thông các nguồn lực, thu hút đầu tư, giữ vững tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội”.

Phan Yên

Bình luận (0)