Hội nhậpGiáo dục khắp nơi

Giải quyết rối loạn lo âu của trẻ từ tuổi mẫu giáo

Tạp Chí Giáo Dục

Ri lon lo âu (RLLA) là mt s ri lon tâm thn ph biến nht tr em và thanh niên. Chúng xut hin và có th đưc chn đoán sm khi đ tui mu giáo, vi mt na đưc chn đoán vào năm 6 tui.


Có r
t ít bng chng v vic các triu chng lo âu  tr nh có th liên quan đến s phát trin ca tr như thế nào

RLLA trong thời thơ ấu liên tục có liên quan đến các triệu chứng lo lắng trong suốt thời thơ ấu, thanh thiếu niên và trưởng thành, và RLLA sẽ khiến chất lượng cuộc sống của trẻ thấp hơn.

Chúng tôi là các nhà nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Trẻ em Offord thuộc Khoa Tâm thần học và khoa học thần kinh hành vi tại Đại học McMaster. Cùng với các đồng nghiệp, chúng tôi đã thực hiện một nghiên cứu toàn dân về trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo đang theo học tại các trường công lập trên khắp Canada từ năm 2004 đến năm 2015. Theo hiểu biết của chúng tôi, nghiên cứu này đã cung cấp bức ảnh chụp nhanh đầu tiên trên toàn Canada về các triệu chứng lo lắng ở trẻ em khi các em nhập học.

Kết quả của chúng tôi chứng minh rằng không nên lờ đi khi một đứa trẻ có dấu hiệu lo lắng ở trường mẫu giáo. Trẻ em có các triệu chứng lo âu tăng cao có nguy cơ dễ bị tổn thương, ảnh hưởng đến các phát triển khác của trẻ cao gấp 3 đến 6 lần so với những trẻ có rất ít các triệu chứng này.

Nghiên cứu này cũng cung cấp một ước tính về mức độ phổ biến của các triệu chứng lo âu ở trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo ở Canada. Trong tương lai, đây có thể là cơ sở để so sánh các nhóm trẻ em sau đại dịch Covid-19.

nh hưng xu đến s phát trin

RLLA có thể có tác động xấu đến sự phát triển của trẻ, ngay cả khi mức độ lo lắng của trẻ giảm xuống dưới mức mà các bác sĩ cho là RLLA. Trải qua các triệu chứng lo lắng cũng có thể cản trở hoạt động của trẻ, chẳng hạn như nếu trẻ tránh những tình huống khiến trẻ cảm thấy lo lắng.

Với tỷ lệ lo lắng gia tăng ở trẻ em và thanh niên kể từ năm 2020, việc xác định và can thiệp sớm là rất quan trọng để giảm tác động lâu dài.

Thông tin về tỷ lệ RLLA ở trẻ nhỏ còn khá hạn chế so với những gì được biết. Cũng có một số bằng chứng hạn chế về việc các triệu chứng lo lắng ở trẻ nhỏ có thể liên quan đến các khía cạnh phát triển quan trọng của trẻ để thành công ở trường như thế nào.

Kết qu hc tp

Trong một nghiên cứu năm 2008, các nhà nghiên cứu tâm lý học từ Đại học Laval và Đại học Montréal phát hiện ra rằng những học sinh mẫu giáo có mức độ lo lắng cao có nguy cơ không học xong trung học cao hơn so với các bạn không lo lắng.

Trường hợp này xảy ra ngay cả khi tính đến các yếu tố nguy cơ khác như hung hăng, hiếu động thái quá, thành tích học tập và các vấn đề gia đình. Những kết quả này chỉ ra rằng cách trẻ em hành động, cư xử và cảm nhận ở trường mẫu giáo có thể dự đoán kết quả học tập những năm sau đó.

Các triu chng ca lo lng

Nhằm xác định tỷ lệ trẻ em học mẫu giáo trong các trường công lập trên khắp Canada có các triệu chứng lo lắng. Chúng tôi đã thu thập dữ liệu từ trẻ em ở 12 trong số 13 tỉnh và vùng lãnh thổ của Canada (ngoại trừ Nunavut).

Chúng tôi đã sử dụng dữ liệu được thu thập thông qua Công cụ Phát triển Sớm (EDI), một danh sách kiểm tra do giáo viên hoàn thành để đo lường năm lĩnh vực chính của sự phát triển: sức khỏe thể chất và hạnh phúc; trẻ có khả năng xã hội; trưởng thành về tình cảm; phát triển ngôn ngữ và nhận thức; và kỹ năng giao tiếp và kiến thức chung.

Dưới 5 mục này là 16 mục phụ, bao gồm mục phụ lo lắng và sợ hãi thuộc miền trưởng thành về cảm xúc và bao gồm các triệu chứng lo lắng. Chúng tôi đã sử dụng điều này trong nghiên cứu của mình để phân loại ra các trẻ mắc RLLA cao.

Mi quan h gia lo lng, tn thương

Chúng tôi nhận thấy rằng gần 3% học sinh mẫu giáo được giáo viên đánh giá là rất lo lắng.

Con số có phần khác nhau trên khắp đất nước, từ 1,1% ở đảo Prince Edward đến 5% ở lãnh thổ Tây Bắc.

Chúng tôi cũng xem xét mối liên quan giữa các triệu chứng lo lắng và sự dễ bị tổn thương trong các lĩnh vực phát triển khác.

Một đứa trẻ được coi là dễ bị tổn thương trong một mục nhất định nếu điểm của chúng trên EDI giảm xuống dưới giá trị phần trăm thứ 10 dựa trên điểm EDI quốc gia.

Một đứa trẻ được xếp vào nhóm dễ bị tổn thương đang gặp khó khăn trong một lĩnh vực nào đó. Nhìn chung, trẻ mắc RLLA có nguy cơ bị tổn thương cao hơn 3,5 đến 6,1 lần so với các trẻ không lo lắng trong bốn lĩnh vực phát triển: thể chất, xã hội, ngôn ngữ/ nhận thức và giao tiếp.

Phân nhóm tr em

Những đứa trẻ được đánh giá là lo lắng cao có xu hướng nhỏ hơn và có xu hướng là nam giới hơn so với những trẻ không lo lắng, nhưng sự khác biệt giữa các nhóm này là khá nhỏ.

Tỷ lệ trẻ em được coi là mắc RLLA cao có nhu cầu đặc biệt và tiếng Anh hoặc tiếng Pháp là ngôn ngữ thứ hai cao hơn so với trẻ em không lo lắng. Nghiên cứu khác cũng đã ghi nhận mối liên hệ giữa lo lắng và việc học ngôn ngữ thứ hai và giữa lo lắng và các nhu cầu đặc biệt . Chúng tôi đã tìm thấy:

l 14,2% trẻ em mắc RLLA có ngôn ngữ thứ hai là tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Tỷ lệ này cao hơn đáng kể so với 12,9% trẻ em không mắc RLLA nói tiếng Anh hoặc tiếng Pháp như ngôn ngữ thứ hai;

l 11,1% trẻ em được coi mắc RLLA cao được phân loại là có nhu cầu đặc biệt (so với 3,4% trẻ em không lo lắng). EDI nắm bắt “nhu cầu đặc biệt” khi một đứa trẻ được chẩn đoán y tế hoặc giáo viên đã quan sát thấy đứa trẻ cần hỗ trợ trong lớp hơn và cao hơn những gì đứa trẻ bình thường yêu cầu.


Cách tr
 em hành đng, cư x  trưng mu giáo có th d đoán kết qu ca tr nhng năm sau đó

Để nhìn vào những con số này, hầu hết trẻ em được coi là rất lo lắng nói ngôn ngữ giảng dạy ở trường như ngôn ngữ mẹ đẻ của chúng (85,8%) và không có nhu cầu đặc biệt (89%).

Ngun thông tin có giá tr

Nghiên cứu của chúng tôi chứng minh rằng báo cáo của giáo viên về các hành vi của trẻ ở trường, một môi trường có thể khiến một số trẻ lo lắng, có thể là nguồn thông tin có giá trị về chứng RLLA ở trẻ mẫu giáo. Nghiên cứu của chúng tôi ủng hộ ý kiến rằng lo lắng và các khía cạnh khác của sự phát triển có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.

Kết quả của nghiên cứu này có thể cung cấp thông tin quan trọng cho chính sách. Ví dụ, các trường có tỷ lệ trẻ mắc RLLA cao có thể được khuyến khích đưa vào thực hành các hoạt động cấp lớp để giảm bớt ảnh hưởng lâu dài của chứng RLLA ở trường mẫu giáo.

Hoặc, chương trình giảng dạy, dịch vụ giáo dục hoặc chương trình toàn hội đồng có thể được phát triển và giám sát để xác định xem chúng đáp ứng các nhóm nhu cầu cụ thể của trẻ em như thế nào: các chuyên gia về học ngôn ngữ và giáo dục mầm non có thể đề xuất các biện pháp can thiệp để giảm bớt RLLA cho học sinh có ngôn ngữ mẹ đẻ khác với ngôn ngữ giảng dạy.

Cuối cùng, nghiên cứu này cũng cung cấp các ước tính cơ bản về các triệu chứng RLLA ở trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo ở Canada. RLLA tưởng từng chỉ là một trạng thái nhỏ, nó có thể mang đến ảnh hưởng lâu dài và tiêu cực đến sự phát triển của trẻ trong tương lai.

Thy Phm (Theo TheConversation)

 

Bình luận (0)