Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Giải tỏa áp lực mùa thi

Tạp Chí Giáo Dục

Trưc và trong mùa thi, nhiu hc sinh và ph huynh thưng có quan nim “hc c, hc gng” đ tăng thêm lưng kiến thc. Nhiu em t đt nng áp lc cho mình, hc quên ăn quên ng

Vic hc mi lúc mi nơi khiến tâm lý càng thêm áp lc, căng thng (nh mang tính cht minh ha). Ảnh: T.Dương

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia tâm lý khuyến cáo, việc học và ôn tập dồn dập một lượng lớn kiến thức trong khoảng thời gian ngắn sẽ không đạt được hiệu quả cao, thậm chí dễ dẫn đến tình trạng suy kiệt về thể trạng lẫn tâm thần ngay trước giờ “G”.

Nhiu trưng hp kit sc trưc gi thi

Theo ThS. tâm lý Tô Nhi A, chỉ còn vỏn vẹn khoảng 2 tháng nữa là đến kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập và THPT quốc gia 2018, đây được xem là khoảng thời gian “nước rút” để kết thúc một hành trình dài 9 năm đối với học sinh THCS và 12 năm đối với học sinh THPT, đồng thời mở ra những cánh cửa quan trọng để bước vào tương lai. Nhận thức được tầm quan trọng của kỳ thi, nhiều học sinh đã chọn cho mình những cách học rất “nặng đô”. ThS. Tô Nhi A cho biết nhiều em học xuyên đêm đến rạng sáng, ban ngày lại đến lớp theo chương trình học; ngược lại, một số em lại chọn phương pháp: ban ngày đến lớp, buổi tối bỏ ăn để ngủ ly bì đến nửa đêm rồi thức dậy ôn bài. Rất nhiều trong số đó chọn cách không vận động thể lực, không giao tiếp với người xung quanh mà chỉ mải miết ngồi trên bàn học… Thậm chí sử dụng những thức uống có chứa chất kích thích như cà phê, nước tăng lực… để đối phó với chế độ học nặng nề. “Trên thực tế, cách học dồn dập trong một khoảng thời gian ngắn không đạt được hiệu quả cao. Nhiều học sinh đến lớp không thể tiếp thu được kiến thức vì quá mệt mỏi, ngủ gật, thậm chí có học sinh vì áp lực thi cử quá lớn dẫn đến loạn thần trước giờ thi, phải điều trị tại bệnh viện. Không chỉ kết quả học tập trong suốt thời gian dài bị “đổ sông, đổ biển” mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội”, ThS. Tô Nhi A nhấn mạnh.

BS.CKI Nguyễn Thị Kiều Tiên (Phó Trưởng khoa Tâm lý – tâm thần trẻ em, Bệnh viện Tâm thần TP.HCM) cho hay, chỉ trong tháng 3-2018, đơn vị này tiếp nhận điều trị cho hàng chục ca loạn thần trong độ tuổi từ 16 đến 20. Nguyên nhân chủ yếu do các em phải chịu những áp lực học tập, thi cử quá cao dẫn đến kiệt sức cả thể trạng lẫn tinh thần. BS Nguyễn Thị Kiều Tiên nhận định, con số đó chỉ là bề nổi, trên thực tế số ca bệnh không được phát hiện kịp thời hoặc không đến bệnh viện thăm khám vì tâm lý e ngại chủ quan còn lớn hơn rất nhiều. “Đối với những ca bệnh đến thăm khám, các em đều đã có những biểu hiện nặng. Hầu hết các em đều được kê thuốc và điều trị tại nhà. Đó cũng là mong muốn của hầu hết phụ huynh vì khi phát hiện con em mình bị bệnh”, BS Nguyễn Thị Kiều Tiên nói.

BS.CKII Trn Duy Tâm (Trưng phòng Kế hoch tng hp, Bnh vin Tâm thn TP.HCM) cho biết s liu thng kê trong năm 2017, bnh vin tiếp nhn hơn 50 ngàn lưt khám (khám mi và tái khám) đi vi ngưi bnh trong đ tui t 16 đến 30 (s trưng hp điu tr ni trú khong 350 ngưi); trong đó, s bnh nhân tr t 16 đến 20 tui chiếm khong hơn 70%, đc bit tăng cao trong thi đim mùa thi (t tháng 3 đến tháng 6).

BS Nguyễn Thị Kiều Tiên giải thích thêm, loạn thần là những ca bệnh có các biểu hiện điển hình như: Thường xuyên nói lảm nhảm những vấn đề không liên quan đến thực tế, đi lang thang, rối loạn tư duy, rối loạn suy nghĩ, xuất hiện ảo giác, hoang tưởng… Bệnh có thể khởi phát do nhiều nguyên nhân sau: Người bệnh sử dụng chất kích thích, rối loạn sinh hoạt bình thường, với lứa tuổi học sinh do áp lực học tập và thi cử, biến cố trong cuộc sống, do yếu tố cơ địa di truyền… Đối với nguyên nhân do áp lực thi cử quá cao, người bệnh thường có các triệu chứng như: Rối loạn lo âu, trầm cảm, chống đối hoặc nặng hơn là xuất hiện những ảo giác hoang tưởng, ám ảnh. Nếu không được phát hiện và kịp thời điều trị sẽ dễ dẫn đến những hệ lụy xấu như khiến trẻ bị biến đổi nhân cách hoặc dẫn đến… tự tử. 

Cn điu chnh li sng

Để giúp học sinh có được sự chuẩn bị tốt nhất về kiến thức, sức khỏe và tâm lý vững vàng, tự tin trước và trong mùa thi, BS Nguyễn Thị Kiều Tiên đưa ra lời khuyên: Học tập là quá trình dung nạp kiến thức lâu dài chứ không chỉ một sớm một chiều, do đó các em cần phải xây dựng được cho mình cách học tập khoa học ngay từ đầu. Ngoài việc tập trung chú ý nghe giảng ở lớp, thì việc ôn luyện ở nhà cũng phải có sự điều độ, tránh nhồi nhét quá nhiều kiến thức trong một lúc vì lợi bất cập hại, vừa không đạt được hiệu quả vừa có hại cho trí não. “Khi kỳ thi chính thức bắt đầu, các em phải làm nhiều bài thi, kéo dài trong nhiều ngày, yêu cầu lượng kiến thức và tinh thần tập trung cao độ, bên cạnh đó là sức khỏe tốt. Do đó, ngoài bồi bổ về kiến thức thì việc rèn luyện thể chất cũng không được lơ là, nếu không sẽ có thể bị kiệt sức trước hoặc trong giờ thi”, BS Nguyễn Thị Kiều Tiên khuyến cáo.

Tương tự, ThS. Tô Nhi A cũng nhắn nhủ học sinh: Để có thể trạng và tinh thần tốt thì trước hết các em cần phải điều chỉnh lại lối sống. Theo đó, ngoài việc tránh ôn tập dồn dập, cân đối giữa chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi và hoạt động thể lực hợp lý, thì các em không nên sử dụng những thức uống chứa chất kích thích trí não như cà phê, nước tăng lực… Bởi quan niệm uống cà phê, nước tăng lực để tỉnh táo là hoàn toàn sai lầm. Thực tế, sự tỉnh táo chỉ trong tức thời, sau đó sẽ khiến trí não rơi vào trạng thái mệt mỏi, càng gia tăng áp lực cho người học. Đối với các bậc phụ huynh, ThS. Tô Nhi A khuyên: Phụ huynh nên quan tâm chú ý đến con em mình nhiều hơn, tránh việc áp đặt, bắt buộc con phải cố gắng học. Ngược lại, nên tạo cho con một tâm lý thoải mái, chủ động, tự tin để đón nhận kỳ thi trong trạng thái tốt nhất. Ngoài ra, cần chú ý bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày cho con bằng những thực phẩm giàu đạm có lợi như thịt, cá, trứng, sữa; thực phẩm giàu vitamin các nhóm A, B… Các loại rau quả, ưu tiên các loại có màu vàng và đỏ chứa nhiều vitamin A và khoáng chất cần thiết; các loại hạt, ưu tiên các loại như đậu đỏ, đậu đen, đậu xanh, hạt sen; nấm cũng là loại thực phẩm mang lại giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp chất đạm, chất béo, carbohydrat và vitamin… Đồng thời bổ sung nhiều nước mỗi ngày.

Thy Dương

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)