Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Giảm bỏ học, tăng chăm sóc cho trẻ em

Tạp Chí Giáo Dục

Giai đon t nay đến năm 2025, ngành giáo dc phn đu gim t l tr em tiu hc b hc xung dưi 0,12% và ti năm 2030 còn dưi 0,1%. T l tr em THCS b hc cũng phn đu gim dưi 0,14% vào năm 2025 và còn dưi 0,05% vào năm 2030.


Mt hot đng ngoi khóa phát trin kh năng sáng t tr em

Bộ GD-ĐT vừa ban hành kế hoạch thực hiện “Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021-2030” của ngành giáo dục, trong đó có đề ra những chỉ tiêu trên.

Chương trình nhằm đảm bảo thực hiện các quyền trẻ em, phát triển toàn diện đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và các mối quan hệ xã hội của trẻ. Đồng thời, phát huy tối đa tiềm năng; tạo lập môi trường sống an toàn, lành mạnh và thân thiện cho trẻ em. Giảm thiểu sự bất bình đẳng về cơ hội tiếp cận thông tin, các dịch vụ xã hội và tham gia các hoạt động xã hội của trẻ em giữa các vùng miền. Từ đó, đáp ứng yêu cầu xây dựng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập quốc tế; nâng cao chất lượng cuộc sống và tạo cơ hội bình đẳng cho trẻ em.

Chương trình đề ra nhiều mục tiêu cụ thể, như phấn đấu đến năm 2025, toàn bộ cơ sở giáo dục có nhà vệ sinh cho trẻ em, trong đó 85% nhà vệ sinh đảm bảo tiêu chuẩn hợp vệ sinh; đến 2030 có 95% nhà vệ sinh đảm bảo tiêu chuẩn này.

Phấn đấu ít nhất 35% trẻ em và nhà trẻ, 95% trẻ mẫu giáo trong cơ sở giáo dục mầm non được tiếp cận, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục để phát triển toàn diện ở giai đoạn 2021-2025. Tỷ lệ này sẽ lần lượt là 40% và 97% trong giai đoạn tiếp theo, 2025-2030. Tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi đi học mẫu giáo đạt 99,1% giai đoạn 2021-2025 và đạt 99,3% giai đoạn 2025-2030. Bên cạnh đó, giai đoạn 2021-2025 phấn đấu 97% trẻ em hoàn thành cấp tiểu học, giảm tỷ lệ trẻ em bậc tiểu học bỏ học dưới 0,12%. Con số này ở giai đoạn 2025-2030 sẽ lần lượt là 99% và dưới 0,1%. Cũng trong giai đoạn 2021-2025, phấn đấu 88% trẻ em hoàn thành cấp THCS, giảm tỷ lệ trẻ em cấp này bỏ học dưới 0,14%. Con số này ở giai đoạn 2025-2030 sẽ lần lượt là 93% và dưới 0,05%. Phấn đấu 95% cơ sở giáo dục có dịch vụ hỗ trợ tâm lý trẻ em vào giai đoạn 2021-2025 và đạt 100% vào 5 năm tiếp theo.

Tới năm 2030, phấn đấu 60% trường học có cơ sở hạ tầng và tài liệu phù hợp với trẻ em, sinh viên khuyết tật; 90% trẻ khuyết tật có nhu cầu học tập được tiếp cận giáo dục chuyên biệt, giáo dục hòa nhập và hỗ trợ phục hồi chức năng phù hợp.

Phi hp phát trin các dch v bo v tr em

Để thực hiện các mục tiêu, chương trình cũng nêu nhiều nhiệm vụ và giải pháp quan trọng. Trong đó, sẽ phát triển hệ thống dịch vụ bảo vệ trẻ em, hỗ trợ tâm lý trẻ em trong trường học có cơ chế phối hợp với các dịch vụ y tế, tư pháp, an sinh xã hội; xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện, không có bạo lực. Ở nhiệm vụ này, sẽ nghiên cứu xây dựng văn bản hướng dẫn thực hiện dịch vụ hỗ trợ tâm lý trẻ em trong trường học, phát triển mô hình đối thoại học đường để thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em trong trường học. Xây dựng, phát triển mô hình, mạng lưới cung cấp dịch vụ bảo vệ, hỗ trợ tâm lý trẻ em trong trường học có sự lồng ghép, phối hợp liên ngành, liên cấp. Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên phụ trách tư vấn tâm lý trong trường học.

Một nhiệm vụ không kém quan trọng khác là triển khai thực hiện chính sách, giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng trẻ em bỏ học, đặc biệt là trẻ em vùng dân tộc thiểu số, miền núi, trẻ khuyết tật và có hoàn cảnh khó khăn. Theo đó, ban hành cơ chế, chính sách để huy động các nguồn lực tích cực vận động trẻ em đi học, trẻ em bỏ học trở lại trường, hỗ trợ những gia đình khó khăn để trẻ em được đến trường. Đưa tiêu chí giảm tỷ lệ trẻ em bỏ học vào các chỉ thị, nghị quyết và xem đây là một trong các tiêu chí thi đua các cấp. Duy trì, củng cố và không ngừng nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, xóa mù chữ tại địa phương. Trong đó, các trường thường xuyên cập nhật, tổng hợp số liệu và phân loại trẻ em có nguy cơ bỏ học để có giải pháp khắc phục kịp thời đối với từng trường hợp cụ thể. Duy trì mở rộng các trường bán trú, dân tộc nội trú.

TĂNG CƯNG VN ĐNG CHO TR

Ở nhiệm vụ này, sẽ triển khai thực hiện đầy đủ chương trình môn học giáo dục thể chất trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018; tích hợp lồng ghép các nội dung về vận động có sự tham gia của trẻ em.


M
t gi hc giáo dc th cht ca hc sinh

Đổi mới nội dung, hình thức tổ chức hoạt động thể thao cho trẻ em theo hướng đa dạng, phong phú, phù hợp điều kiện cụ thể từng địa phương và nhà trường cũng như đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, trình độ của trẻ. Củng cố, phát triển hệ thống thi đấu thể thao các cấp phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, vùng miền kết hợp sinh hoạt, giao lưu văn hóa đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của trẻ em.

Đi cùng với đó, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài liệu cho các cơ sở giáo dục. Xây dựng hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú và bán trú; xây dựng hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt dành cho trẻ khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập. Xây dựng chương trình, sách giáo khoa cho trẻ khuyết tật; hỗ trợ kinh phí cho trẻ em diện chính sách, khuyết tật và có hoàn cảnh khó khăn.

Rà soát hiện trạng công trình nước sạch và khu vệ sinh trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn; đề xuất kiến nghị UBND các cấp tại địa phương tăng cường nguồn lực để đảm bảo các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, THCS có đủ công trình vệ sinh và nước sạch đáp ứng cho trẻ em. Rà soát danh mục nhu cầu đầu tư bổ sung phòng học, phòng bộ môn, thư viện, khối phòng phục vụ học tập hiện có tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, THCS. Chú trọng tới cơ sở hạ tầng, tài liệu dạy – học phù hợp với trẻ khuyết tật.

Mê Tâm

Bình luận (0)