Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM Vũ Hải Quân: Cấp bách tạo lực lượng kế thừa nghiên cứu khoa học trong sinh viên

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

lĩnh vc khoa hc – công ngh, sng đi ngũ nhà khoa hc đu ngành ngày càng ít đi trong khi sng nhà khoa hc tr tim năng kế cn, thay thế chưa phát trin kp. Cn khơi gi đưc nim đam mê nghiên cu khoa hc cho sinh viên đ khi “tre già” thì có “măng mc”.


PGS.TS Vũ Hi Quân (Giám đc ĐH Quc gia TP.HCM) phát biu ti hi tho

PGS.TS Vũ Hải Quân (Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM) đã nhận định điều này tại hội thảo “Thúc đẩy nghiên cứu khoa học trong sinh viên, nâng tầm giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học – Euréka” do ĐH Quốc gia TP.HCM phối hợp Thành đoàn TP.HCM vừa tổ chức.

Cùng với những ý kiến đóng góp trực tiếp, hội thảo đã nhận được sự quan tâm và tham gia của hơn 100 tác giả, nhóm tác giả đến từ 37 đơn vị trên khắp cả nước, với 40 bài tham luận.

Phát biểu tại hội thảo, PGS.TS Vũ Hải Quân bày tỏ mong muốn giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học – Euréka ngày càng phát triển. Vì khi giải thưởng này phát triển sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của phong trào khoa học – công nghệ thành phố. Ông Quân cho rằng nếu không phát triển khoa học – công nghệ thì khó thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây chính là điều kiện cần, cũng là điều kiện hết sức quan trọng.

Nhắc lại 6 vấn đề từng nêu về đội ngũ trí thức, ông Quân nhận định, số lượng đội ngũ nhà khoa học đầu ngành ngày càng ít đi trong khi số lượng nhà khoa học trẻ tiềm năng kế cận, thay thế chưa phát triển kịp. Đây là vấn đề lớn, nếu chúng ta không có đội ngũ nhà khoa học đầu ngành dẫn dắt sẽ rất khó có được đội ngũ nhà khoa học kế cận. Ông Quân cũng chỉ ra, hiện nay xu hướng sinh viên chọn nhóm ngành khoa học – công nghệ rất ít và ngày càng giảm. Tính theo tỷ lệ dân số thì số lượng sinh viên Việt Nam theo học các ngành khoa học – công nghệ chỉ bằng 1/6 của Malaysia. “Nếu sinh viên ngày càng không muốn theo học các ngành về khoa học – công nghệ thì sẽ thiếu hụt đội ngũ nhà khoa học đầu ngành để nước ta thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa” – ông Quân một lần nữa nhấn mạnh.

Từ dẫn chứng một số liệu thống kê, ông Quân đánh giá, việc sinh viên vào nhiều nhóm ngành quản lý và kinh tế tuy có mặt tích cực nhưng cũng có khả năng dẫn đến khủng hoảng thừa – thiếu nhân lực giữa các ngành. Làm thế nào để tạo sân chơi cho các bạn trẻ, nhất là học sinh, sinh viên bước đầu tiếp cận với khoa học – công nghệ là điều ông Quân cho rằng hết sức quan trọng. Đây cũng là mục tiêu, định hướng của giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học – Euréka. “Cần tổng kết hoạt động 25 năm giải thưởng này để xác định mục tiêu, quy mô mới của giải thưởng từ nay đến 2030 – tầm nhìn đến 2045. Mục tiêu cao nhất của giải thưởng này là phải khơi gợi được niềm đam mê nghiên cứu khoa học cho sinh viên, trong đó, vai trò người thầy, người dẫn dắt cũng như nhà trường, của các tổ chức quản lý là rất quan trọng” – ông Quân nói.

Theo ông Quân, chúng ta không thể kỳ vọng quá vào thành tích, kết quả của sinh viên khi các em bước đầu làm nghiên cứu khoa học; thay vào đó, kỳ vọng có thể truyền cho sinh viên tinh thần, đam mê nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo để sau này phát triển thêm.

Để tạo ra một môi trường thúc đẩy sinh viên nghiên cứu khoa học, ông Nguyễn Hồng Sơn (giảng viên Trường ĐH Tài nguyên – Môi trường TP.HCM) quan điểm, bản thân Chủ tịch Hội đồng khoa học nhà trường (thường là các thầy hiệu trưởng) phải là những người đam mê khoa học trước. Khi đó, người này với vai trò “đầu tàu” sẽ tổ chức xây dựng chủ trương, kế hoạch cho hoạt động nghiên cứu khoa học cho từ giảng viên đến sinh viên. Mỗi khoa cũng cần giới thiệu những giảng viên hướng dẫn “chất lượng” dẫn dắt sinh viên thực hiện đề tài. Nếu hội động khoa học cấp trường, cấp khoa không thực sự mạnh thì hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên sẽ mang tính hình thức.

Bà Đặng Thị Ngọc Lan (Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Cửu Long) cũng nêu góp ý, hoạt động nghiên cứu khoa học gắn liền với hoạt động đào tạo. Xu hướng đào tạo hiện đã thay đổi, do vậy định hướng nghiên cứu khoa học trong sinh viên cũng cần có chiến lược thay đổi theo.

Mê Tâm

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)