Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM Vũ Hải Quân: Sẽ đề xuất mở thêm nhiều tuyến xe buýt phục vụ sinh viên

Tạp Chí Giáo Dục

ĐH Quc gia TP.HCM s phi hp 4 thành ph Th Đc (TP.HCM), Biên Hòa (Đng Nai), Dĩ An và Thun An (Bình Dương) nghiên cu, đ xut m nhiu tuyến xe buýt kết ni giao thông đ phc v sinh viên trong thi gian ti.


Mt tuyến xe buýt có l trình hot đng đi qua khu đô th ĐH Quc gia TP.HCM

PGS.TS Vũ Hải Quân (Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM) cho biết thông tin trên; đồng thời theo ông, hiện có trên 8.000 sinh viên của Bình Dương và Đồng Nai đang học tập tại ĐH Quốc gia TP.HCM nhưng vẫn chưa có tuyến xe buýt của 2 địa phương nói trên đến ĐH này.

Sinh viên mong có xe buýt ni b khu đô th ĐH

Cuối tháng 4 qua, Trung tâm Quản lý ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM thực hiện khảo sát 18.540 sinh viên nội trú về nhu cầu sử dụng xe buýt nội bộ khu đô thị ĐH Quốc gia TP.HCM. Kết quả khảo sát cho thấy có gần 35% sinh viên nội trú có nhu cầu đi lại bằng xe buýt và các điểm đến nhiều nhất lần lượt là: Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường ĐH Bách khoa, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên và Trường ĐH Kinh tế – Luật. Cùng với đó, gần một nửa số sinh viên khảo sát mong muốn có tuyến xe buýt nội bộ khu đô thị ĐH Quốc gia TP.HCM để thuận tiện đi lại.

Thế nhưng trên thực tế, các tuyến xe buýt hiện nay chưa bao phủ các địa điểm trong khu đô thị ĐH Quốc gia TP.HCM như: Trung tâm Giáo dục Quốc phòng – An ninh, Khoa Y, trạm Metro Bến Thành – Suối Tiên. Sinh viên cũng mong các chuyến xe buýt bắt đầu sớm hơn (từ 5 giờ) và kết thúc muộn hơn (khoảng 22-23 giờ); giãn cách giữa 2 chuyến giờ cao điểm nên rút ngắn từ 3-5 phút và giá cho 1 lượt là 3.000 đồng.

Lý giải việc chưa có trạm xe buýt tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng – An ninh, ThS. Trần Minh Cường (Giám đốc Trung tâm Dịch vụ và Xúc tiến đầu tư, ĐH Quốc gia TP.HCM) cho hay: “Lịch học của sinh viên ở Trung tâm Giáo dục Quốc phòng – An ninh khá đặc thù, chỉ riêng thứ hai các sinh viên có nhu cầu tới trung tâm học và ngày cuối tuần thì sinh viên ra về. Còn đối với Khoa Y, hiện nay, chỉ có cán bộ làm việc tại tòa nhà hành chính. Sinh viên không học tại đây, thỉnh thoảng mới vào hoặc tới tòa nhà giải phẫu”.


Hi
n còn thiếu nhiu tuyến xe buýt so vi nhu cu ca sinh viên ĐH Quc gia TP.HCM

Còn tình trng b trm cp, quy ri trên xe buýt

Kết quả khảo sát sinh viên nội trú ĐH Quốc gia TP.HCM còn chỉ ra, việc đặt các trạm dừng xe buýt trên các tuyến chưa phù hợp. Cụ thể như các trạm dừng được bố trí gần thùng rác, một số trạm không có xe buýt đi qua; nhiều trạm chờ không có mái che, biển báo…

Đáng ngại hơn, tình trạng chen lấn, xô đẩy, không xếp hàng khi lên – xuống xe buýt diễn ra thường xuyên. Tình trạng bị trộm cắp, quấy rối trên xe buýt vẫn còn tồn tại. Việc nhường ghế cho người cao tuổi, người khuyết tật, phụ nữ có thai và trẻ em chưa phổ biến.

Một nguyên nhân quan trọng khác theo ông Cường là xe buýt vận hành trong khu đô thị thuộc các công ty vận tải của TP.HCM, khi vận hành qua địa giới hành chính Dĩ An (Bình Dương) sẽ không được trợ giá. Hiện nay, Trung tâm Dịch vụ và Xúc tiến đầu tư đang làm việc với Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng TP.HCM để nhờ hỗ trợ nối dài các tuyến phục vụ cho sinh viên”.

S nghiên cu, đ xut m thêm nhiu tuyến

Liên quan đến vấn đề này, PGS.TS Vũ Hải Quân (Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM) cho hay: “Dù có hơn 8.000 sinh viên của Bình Dương và Đồng Nai đang học tập tại ĐH Quốc gia TP.HCM nhưng đến nay vẫn chưa có tuyến xe buýt của 2 địa phương trên đến nơi này”. Theo ông Quân, nếu có tuyến xe buýt kết nối với khu đô thị ĐH Quốc gia TP.HCM và được trợ giá như TP.HCM thì sẽ giải quyết được nhu cầu đi lại của rất nhiều sinh viên ở 2 địa phương Bình Dương và Đồng Nai.

Ông Quân chia sẻ thêm, theo nội dung ký kết hợp tác năm 2024, ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ phối hợp 4 thành phố Thủ Đức (TP.HCM), Biên Hòa (Đồng Nai), Dĩ An và Thuận An (Bình Dương) nghiên cứu, đề xuất mở nhiều tuyến xe buýt kết nối giao thông giữa các địa phương với ĐH này. “ĐH Quốc gia TP.HCM kỳ vọng thời gian tới, các cơ quan chức năng đang vận hành những tuyến xe buýt ở TP.HCM, Đồng Nai và Bình Dương sẽ phối hợp cùng ĐH Quốc gia TP.HCM để triển khai hiệu quả các tuyến xe, lộ trình, trạm dừng, đón… Qua đó, liên thông tuyến phục vụ tốt hơn cho sinh viên, người dân, đặc biệt khi tuyến Metro số 1 đi vào hoạt động trong thời gian tới” – ông Quân bày tỏ.

Theo ĐH Quốc gia TP.HCM, việc đầu tư những tuyến xe buýt nội bộ phủ khắp các đơn vị tại khu đô thị ĐH này là rất cần thiết, đáp ứng nhu cầu đi lại của sinh viên. Từ đó, tạo thói quen sử dụng phương tiện công cộng trong sinh viên, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tai nạn giao thông.

Mê Tâm

Bình luận (0)