Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Nguyễn Văn Hiếu: Hành trình đổi mới giáo dục – Hành trình hạnh phúc

Tạp Chí Giáo Dục

Khép lại năm 2023, cũng là hành trình đổi mới giáo dục của thành phố sau 4 năm đổi mới. Trao đổi với Giáo dục TP.HCM, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Nguyễn Văn Hiếu khẳng định nhìn lại hành trình đã qua, có thể thấy ngành giáo dục thành phố đã đạt được nhiều dấu ấn với những thành quả nổi bật…

+ Phóng viên: Sau 4 năm đi mi giáo dc theo Chương trình GDPT 2018, ông đánh giá TP.HCM đã đt đưc nhng du n nào đc bit?

Ông Nguyn Văn Hiếu: Chương trình GDPT 2018, đến năm học 2023-2024 là năm thứ 4 được triển khai ở các trường học của TP.HCM. Ngành giáo dục xác định đây là năm học toàn ngành tăng tốc cho chặng về đích của Chương trình GDPT 2018 khi chương trình đã hoàn thành đến các lớp 4, 8, 11 và chuẩn bị điều kiện cho 3 lớp cuối cấp 5, 9, 12 tiến tới hoàn thành lộ trình đổi mới bao phủ 3 cấp học.

Nhìn lại hành trình đổi mới đã qua, có thể thấy ngành giáo dục thành phố đã đạt được nhiều dấu ấn với những thành quả nổi bật. Trong đó, đội ngũ giáo viên đã có những chuyển biến tích cực trong nhận thức và phương thức dạy học. Thầy cô giáo đã không ngừng tự học, tự bồi dưỡng, tập huấn hỗ trợ đồng nghiệp để mỗi tiết học đều là một sự khởi đầu đầy hứng thú cho cả thầy và trò, chuyển từ việc dạy học truyền thụ kiến thức sang dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Chính điều này đã từng bước giúp việc dạy và học trong toàn ngành đạt đến mục tiêu mà Chương trình GDPT 2018 hướng tới đó là học sinh biết tự học, học theo hướng dẫn để làm chủ kiến thức, biết vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề cuộc sống.

Cần phải nhắc đến, tại thời điểm bắt đầu thực hiện Chương trình GDPT 2018, TP.HCM đã chịu ảnh hưởng nặng nề khi dịch Covid-19 bùng phát, diễn biến phức tạp, kéo dài. Suốt thời điểm gần 2 năm học (2020-2021; 2021-2022), việc dạy và học liên tục bị gián đoạn, thầy và trò phải linh hoạt trong tổ chức các hoạt động dạy học. Có giai đoạn phải học trực tuyến rồi kết hợp dạy học trực tuyến kết hợp trực tiếp để việc học tập được duy trì và đảm bảo không bị gián đoạn theo tinh thần học sinh “dừng đến trường nhưng không dừng việc học”. Trong bối cảnh khó khăn ấy, mỗi giáo viên, nhân viên, mỗi cán bộ quản lý ngành giáo dục bằng tinh thần trách nhiệm đã nỗ lực, sáng tạo, vận dụng hiệu quả đổi mới, với nhiều phương thức linh hoạt, phối hợp với các lực lượng trong và ngoài ngành giáo dục đã đưa bài học đến học sinh. Bằng tất cả những sự cố gắng và một thành quả mà ít ai dám nghĩ đến đó là toàn ngành giáo dục thành phố hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học; học sinh lớp 1 mặc dù chưa bước chân đến lớp nhưng vẫn được học, học tốt vượt mọi mong đợi.

Một dấu ấn nữa theo tôi cũng cần phải nhắc đến trong hành trình đổi mới đó là hệ thống trường lớp, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học ở từng nhà trường được tăng cường đầu tư, chuẩn hóa và hiện đại, góp phần nâng cao các hoạt động giáo dục toàn diện cho học sinh, đáp ứng nhu cầu học tập của trẻ em trên địa bàn và yêu cầu đào tạo nhân lực trong thời kỳ mới. TP.HCM luôn dành sự ưu tiên, đầu tư cho giáo dục, ngân sách dành cho giáo dục của TP.HCM luôn tăng theo từng năm, hiện chiếm 28% ngân sách chi thường xuyên và 20% ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản của thành phố. Bên cạnh đó, từng nhà trường đã huy động được sự quan tâm, chung tay của cả xã hội, trang bị về cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu của đổi mới, tạo sự thuận lợi để thầy cô phát huy khả năng sáng tạo trong tổ chức các hoạt động dạy học… Việc thực hiện chỉ tiêu 300 phòng học/10.000 dân đến năm 2025 đạt hiệu quả khả quan, đến nay thành phố đã đạt được 294 phòng học, với sự quan tâm tạo điều kiện của lãnh đạo của thành phố dự kiến sẽ hoàn thành chỉ tiêu đúng tiến độ.

Chương trình GDPT 2018 đã được thiết kế phù hợp với sự phát triển của giáo dục thế giới với các môn học và nội dung giáo dục hướng đến phát triển phẩm chất năng lực đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng, cạnh tranh được trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động, thay đổi. Để thực hiện hiệu quả và thành công chương trình, thành phố đã chú ý chuẩn bị và triển khai thực hiện từ rất sớm công tác đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng để thầy cô giáo được chuẩn bị tốt, tự tin và có khả năng đáp ứng các yêu cầu trong dạy học các môn học nói chung, dạy học, tổ chức các hoạt động giáo dục ở các môn học tích hợp, lịch sử – địa lý và các nội dung giáo dục mới trong Chương trình GDPT 2018 nói riêng. Đặc biệt trang bị các kiến thức, kỹ năng và chuẩn bị đủ các điều kiện để đội ngũ nhân sự ngành giáo dục thành phố có thể thực hiện hiệu quả hoạt động dạy học trong môi trường số.

+ TP.HCM luôn đưc B GD-ĐT đánh giá là đa phương tiên phong có nhng mô hình hay, cách làm sáng to đưc nhân rng ra cc. Trong đi mi giáo dc, du n ca s mnh dn tiên phong này, theo ông đưc th hin đm nét nht qua đâu, thưa ông?

– Từ năm học 2016-1017, tức là trước thời điểm Chương trình GDPT 2018 được Bộ GD-ĐT triển khai, TP.HCM đã mạnh dạn thực hiện dạy học theo định hướng phát triển năng lực, giải quyết các vấn đề thực tiễn. Thông qua đổi mới đề thi tuyển sinh vào lớp 10, việc dạy và học cũng được đổi mới theo hướng đồng bộ, không còn bám theo lối mòn kiểm tra kiến thức, buộc học sinh ghi nhớ một cách máy móc.

Trong giai đoạn đầu thực hiện điều này, ngành giáo dục thành phố đã vấp phải các ý kiến trái chiều từ dư luận xã hội, thậm chí có nhiều ý kiến phản đối gay gắt về cách chọn dữ liệu không có trong sách giáo khoa để ra đề thi nhưng đến khi triển khai Chương trình GDPT 2018 chúng ta có thể thấy định hướng này là đúng đắn. Thực tế cho thấy TP.HCM đã đúng hướng trong đổi mới giáo dục. Bằng sự tiên phong đó, giáo viên đã mạnh dạn, tự tin hơn khi bắt tay vào đổi mới. Việc dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh ngày càng được làm rõ trong mỗi tiết học, trong kiểm tra đánh giá.

Đối với việc dạy học các môn tích hợp theo Chương trình GDPT 2018 ở bậc THCS, từ năm 2020, Sở GD-ĐT TP.HCM đã phối hợp với ĐH Sài Gòn xây dựng chương trình đào tạo giáo viên ở các môn học tích hợp: Khoa học tự nhiên; lịch sử- địa lý và bồi dưỡng cho đội ngũ. Do đã có sự chuẩn bị sớm, việc giảng dạy các môn học tích hợp tại các trường THCS đã không còn khó khăn.

+ Năm hc 2023-2024, đánh du nhng bưc chuyn mnh m ca ngành giáo dc TP.HCM trong chuyn đi s giáo dc, khi liên tiếp t chc nhiu ta đàm, hi tho. Xin ông cho biết, chuyn đi s giáo dc có liên quan thế nào đến vic đi mi giáo dc ca thành ph?

Chuyển đổi số giúp tạo ra môi trường học tập nơi mà mọi thứ kết nối với nhau, thu hẹp khoảng cách địa lý để tạo ra trải nghiệm trong học tập, đồng thời tăng cường sự tương tác của mọi người. Học sinh ở những khu vực còn khó khăn, thiếu giáo viên giảng dạy một số môn có thể được học các môn này qua việc tiếp cận bài giảng của thầy cô ở thành thị theo mô hình lớp học số, mang lại sự công bằng trong tiếp cận nội dung giáo dục có chất lượng của người học.

Đối với công tác quản lý, chuyển đổi số nói chung và khai thác dữ liệu số nói riêng giúp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục thông qua việc giúp các nhà trường theo dõi và đánh giá hiệu quả hoạt động giáo dục một cách hiệu quả hơn; từ đó đưa ra các chiến lược để thực hiện các mục tiêu giáo dục cũng như hỗ trợ công tác khảo thí, đổi mới trong kiểm tra đánh giá học sinh. Hiện nay, nhiều trường đã sử dụng dữ liệu ở tần suất và mức độ dày hơn, ngoài điểm số còn có các dữ liệu tham gia, hành vi của người học thông qua các hệ thống quản lý học tập. Nhiều đơn vị đã tiến hành xây dựng kế hoạch dạy học theo một tiếp cận rất mới, kết hợp kết quả kiểm tra bằng điểm số với việc theo dõi hành vi đáp ứng yêu cầu, mục đích học tập của học sinh trong quá trình để cá nhân hóa tiến độ học tập cho học sinh và mở rộng phạm vi không gian, thời gian của lớp học truyền thống.

“Cùng vi n lc đi mi giáo dc tiến ti hoàn thành l trình Chương trình GDPT 2018, hin toàn ngành giáo dc đang tp trung hoàn thành 2 ni dung thi đua quan trng đ cùng thành ph hưng ti chào mng k nim 50 năm Ngày gii phóng min Nam, thng nht đt nưc (30-4-2025): Xây dng 4.500 phòng hc mi đt mc tiêu 300 phòng hc/10.000 dân trong đ tui đi hc; Thi đua xây dng trưng hc s và thc hin Công trình 50 trưng hc s tiêu biu trên toàn thành ph. 2 ni dung này đưc k vng là đòn by đ ngành giáo dc thành ph thc hin hiu qu đi mi giáo dc…” – ông Nguyn Văn Hiếu thông tin.

Thông qua việc khai thác dữ liệu sẽ giúp phụ huynh hiểu rõ hơn về quá trình sinh hoạt, học tập của con em mình, từ đó tăng cường sự tương tác với nhà trường trong hoạt động nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.

Năm học này ngành giáo dục TP.HCM đã liên tiếp tổ chức nhiều hội thảo, tọa đàm về chuyển đổi số giáo dục nhằm tập trung giúp công chức, viên chức giáo dục nhận thức đầy đủ về chuyển đổi số; sử dụng các ứng dụng phù hợp. Hiện nay, Sở GD-ĐT đang xây dựng đề án Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, phát triển năng lực, kỹ năng số cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục thực hiện chương trình chuyển đổi số giáo dục giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030. Song song với đặt ra các mục tiêu cụ thể, đề án cũng xây dựng nhiều nhóm giải pháp để nâng cao khung năng lực, kỹ năng số cho đội ngũ.

+ Còn v mc tiêu xây dng trưng hc hnh phúc thì sao, thưa ông?

TP.HCM là đơn vị đầu tiên trên cả nước đã ban hành bộ tiêu chí Trường học hạnh phúc. Mục tiêu lớn nhất mà ngành giáo dục hướng tới khi xây dựng trường học hạnh phúc đó là hình thành mối quan hệ tốt đẹp trong mỗi nhà trường, giữ gìn sự yêu thương và tôn trọng của xã hội đối với người thầy, tạo môi trường giáo dục thân thiện để học sinh mỗi ngày đến trường đều là mỗi ngày vui, đều là niềm háo hức…

Bằng việc ban hành bộ tiêu chí và gắn với chuyển động của mỗi nhà trường, một lần nữa ngành giáo dục TP.HCM muốn nhấn mạnh: xây dựng trường học hạnh phúc và đổi mới giáo dục, phải được thực hiện đồng thời, song song cùng nhau. Không chỉ đổi mới chương trình, phương pháp dạy và học mà trong mỗi hoạt động, cán bộ quản lý phải xác định mục tiêu tổ chức các hoạt động của nhà trường không chỉ nhằm làm cho giáo viên và học sinh cảm thấy hạnh phúc trong quá trình dạy và học mà còn là nơi tình yêu thương giữa các nhà giáo, giữa thầy và trò, giữa học sinh với nhau được trân trọng và bồi đắp hàng ngày. Nhiệm vụ của thầy cô giáo không chỉ là lên lớp truyền giảng kiến thức mà còn phải hướng dẫn học sinh biết vận dụng thực tế, chú trọng giáo dục bồi đắp tâm hồn đẹp cho các em. Do đó xây dựng trường học hạnh phúc cần làm thực chất, tránh hình thức không xa vời hay nặng nề, cần tác động thay đổi trong nhận thức của mỗi thành viên, cùng chung tay xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh…

+ Xin cm ơn ông!

Đ Yến Hoa (thc hin)

 

 

Bình luận (0)