Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Giảm học thêm từ giảm áp lực học tập

Tạp Chí Giáo Dục

Giảm học thêm từ giảm áp lực học tập - Audio
00:00 / 00:00
An audio error has occurred, player will skip forward in 2 seconds.
  1. 1 Giảm học thêm từ giảm áp lực học tập Audio

Đưa Thông tư 29 vào đi sng, các nhà trưng đã trin khai đng b nhiu gii pháp, hưng ti gim áp lc cho hc sinh trong hc tp.

Đổi mới công tác tuyển sinh qua các kỳ thi để học sinh giảm áp lực

Linh hot nhiu gii pháp thc hin hiu qu Thông tư 29

Cô Lê Thanh Diệu Ái – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lương Thế Vinh (quận 1) cho biết, khi thực hiện Thông tư 29, nhà trường đã quán triệt đến toàn thể đội ngũ giáo viên và phụ huynh học sinh. Trách nhiệm của nhà trường là làm sao giúp phụ huynh cảm thấy việc thực hiện Thông tư 29 không áp lực. Giáo viên khi dạy học tuyệt đối không chừa bài tập khó hay không dạy hết nội dung kiến thức để học sinh phải ra học ở ngoài các lớp học thêm. Đặc biệt, việc ra đề kiểm tra hướng tới tính vừa sức học sinh, không vượt quá chuẩn để học sinh có thể làm bài tốt, theo được các kỳ thi, thoải mái khi đến trường.

Tương tự, cô Phạm Thị Hòa – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Văn Ơn (quận Bình Tân) cho hay, nhà trường đã triển khai đến toàn thể đội ngũ về thực hiện Thông tư 29, đồng thời yêu cầu 100% giáo viên ký cam kết thực hiện nghiêm thông tư.

Trong cuộc họp với cha mẹ học sinh, nhà trường đã thông tin đến phụ huynh học sinh về thông tư cũng như nhắn tin đến cha mẹ học sinh không tạo áp lực cho học sinh trong học tập bằng việc đưa các em đi học thêm ngoài nhà trường.

“Trong đợt kiểm tra, nhà trường phổ biến kiểm tra hoàn toàn nội dung trong chương trình, không ra bên ngoài chương trình để không tạo áp lực không đáng có cho học sinh. Tuy nhiên, với riêng môn tiếng Anh thì nhà trường khuyến khích, phụ huynh chú trọng hỗ trợ, tạo điều kiện để học sinh nâng cao năng lực tùy theo điều kiện gia đình, để có thể đảm bảo với các kỳ thi chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế cũng như phục vụ tốt việc học sau này của học sinh ở các cấp học cao hơn”.

Tại Trường THCS Phan Văn Trị (quận Gò Vấp), với mô hình trường dạy 2 buổi/ngày, thầy Trần Quốc Vương – Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ, với riêng buổi 2 nhà trường đảm bảo tối thiểu dạy 50% hoạt động dạy học, 50% hoạt động năng khiếu như CLB cho học sinh được lựa chọn, tổ chức tiết đọc sách cho học sinh. Trong quá trình dạy học văn hóa, nhà trường chú trọng phân hóa đối tượng, có bài tập dành cho học sinh giỏi, có bài tập dành cho học sinh đại trà để vừa phát huy được năng lực của học sinh song vẫn không gây áp lực, quá tải cho bộ phận học sinh.

Giảm áp lực học thêm từ việc giảm áp lực học tập từ những giờ học chính khóa

“Khi triển khai Thông tư 29, nhà trường họp để thông tin đến phụ huynh học sinh, quán triệt hội đồng sư phạm. Đặc biệt, trường tổ chức họp riêng với đội ngũ giáo viên có khả năng dạy thêm cao; quán triệt đến học sinh… để cùng thực hiện nghiêm” – thầy Vương nói thêm.

Tại quận Phú Nhuận, thực hiện Thông tư 29, bà Lê Thị Bình – Trưởng phòng GD-ĐT quận thông tin, UBND quận đã ban hành kế hoạch kiểm tra giám sát, Phòng GD-ĐT chịu trách nhiệm giám sát; còn trách nhiệm quản lý thì giao cho phường chủ trì và phối hợp với phòng kiểm tra giám sát; phòng tài chính kế hoạch thì nắm các địa điểm cấp phép trên địa bàn…

“Hiện nay Phòng GD-ĐT đã yêu cầu các trường tổ chức phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi, tăng tiết bồi dưỡng cho học sinh lớp 9 không thu tiền của học sinh mà cân đối từ nguồn thu của trường. Đồng thời, Phòng GD-ĐT quản lý giáo viên dạy thêm ngoài nhà trường qua hồ sơ nêu rõ địa điểm dạy, đối tượng dạy… Giáo viên các trường cam kết dạy thêm đúng quy định. Các trường lập danh sách giáo viên được phân công dạy tại trường để Phòng GD-ĐT dễ dàng so dò, đối chiếu với việc dạy thêm, đảm bảo dạy thêm đúng quy định”.

Riêng quận Gò Vấp, theo ông Trịnh Vĩnh Thanh – Trưởng phòng GD-ĐT quận cho hay, để thực hiện hiệu quả, thực chất Thông tư 29, Phòng GD-ĐT tập trung giám sát công tác triển khai dạy học 2 buổi/ngày của các trường, đảm bảo các trường thực hiện đúng quy định. Bởi, việc dạy học 2 buổi/ngày nhà trường vừa củng cố được kiến thức cho học sinh, vừa nâng cao thêm cho học sinh các kỹ năng mềm, rèn luyện thể chất thông qua các hoạt động giáo dục trải nghiệm, hoạt động thể dục thể thao, từ đó giảm áp lực học tập cho học sinh.

Đặc biệt, Phòng GD-ĐT quận quyết liệt trong đổi mới kiểm tra đánh giá, đảm bảo đề kiểm tra không đánh đố, phù hợp với việc học của học sinh trên lớp để các em không phải đi học thêm.

Phi đi mi công tác tuyn sinh qua các k thi, không to áp lc cho hc sinh

Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng, giáo dục toàn diện không phải là môn nào học sinh cũng giỏi mà là ngoài kiến thức văn hóa thì học thêm kỹ năng mềm, thể thao, quan tâm đến người xung quanh. Còn kiến thức phổ thông lớp 1-12 chưa phải là yếu tố quyết định đến thành công của học sinh sau này. Việc học thêm quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần của học sinh.

Ông cho rằng, TP.HCM cần có quy định cụ thể hơn, không chỉ là Thông tư 29 của bộ. Đặc biệt, mọi quy định chỉ là giải pháp, việc thực hiện tốt nhất là đề cao lòng tự tôn, tự trọng, tinh thần tâm huyết của mỗi giáo viên. Có phương pháp là đường dây nóng, số điện thoại, song quan trọng nhất là phải truyền tải cho thầy cô, thầy cô giáo không thể dạy “chui”. Đề cao tinh thần tự chủ, tự giác, tự học của học sinh, chủ động lựa chọn kế hoạch, tự học có định hướng của thầy cô; Phụ huynh không phải là dạy kiến thức văn hóa cho con mà là đồng hành, quan tâm với việc học của các con. Đây vừa là nhiệm vụ, vừa là giải pháp thực hiện.

Thứ trưởng nêu rõ: Các giải pháp chuyên môn đảm bảo giờ học chính khóa cần giải quyết được các yêu cầu đầu ra của bài học, môn học; tiếp tục đổi mới phương pháp của thầy cô hướng dẫn học sinh tự học, thầy cô giáo là người khơi dậy kiến thức chứ không phải là truyền thụ.

“Đổi mới kiểm tra đánh giá, đề thi phải phù hợp với chương trình, đừng để học sinh phải ra trung tâm học mới giải quyết được các vấn đề của chương trình chính khóa, không để con em mình ra ngoài trung tâm để học chương trình chính khóa. Nếu ra trung tâm học kỹ năng sống, học kiến thức nâng cao bao gồm văn hóa nâng cao thì không cấm nhưng nếu để học theo chương trình thì là trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên trong ngành. Chúng ta phải đổi mới công tác tuyển sinh các lớp đầu cấp, để học sinh cùng nhau không đi học thêm mà chỉ học ở thầy cô, cùng kiến thức đó học sinh nào tự học tốt hơn thì sẽ đạt kết quả cao hơn…”.

Ngoài ra, theo ông cần phải có các giải pháp lâu dài: Tăng cường trường lớp, cơ sở vật chất đặc biệt là thành phố lớn; điều tiết giáo viên; xây dựng trường học thông minh; nghiêm túc kiểm tra thanh tra; công tác phối hợp; kịp thời biểu dương khen thưởng…

Đ Giang Quân

Bình luận (0)