Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Giám sát chặt việc tập huấn sách giáo khoa lớp 2, lớp 6

Tạp Chí Giáo Dục

Ti cuc hp Ban Ch đo đi mi chương trình, sách giáo khoa giáo dc ph thông chiu 25-2, lãnh đo B GD-ĐT cho biết b s giám sát cht ch hot đng tp hun sách giáo khoa lp 2, lp 6 cho giáo viên.


Vic tp hun sách giáo khoa lp 2, lp 6 cho giáo viên s đưc giám sát cht ch

Bn mu sách đưc đưa lên website đ góp ý

Thời gian qua, Ban Chỉ đạo đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm để triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới như: Rà soát, đánh giá chương trình, sách giáo khoa lớp 1 sau một học kỳ triển khai và chuẩn bị cho hoạt động tổng kết sau khi năm học kết thúc; biên soạn, thực nghiệm, thẩm định, phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 2, lớp 6; tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục thực hiện chương trình mới; ban hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu đối với lớp 2 và lớp 6…

Theo đánh giá của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ, phần lớn các nhiệm vụ đã được thực hiện đảm bảo tiến độ và đạt yêu cầu. Tuy nhiên, một số vấn đề cần được làm tốt hơn như công tác phối hợp giữa các nhóm nhiệm vụ; công tác rà soát hệ thống văn bản để kịp thời phát hiện những “nút thắt” cần chỉnh sửa, bổ sung, đáp ứng yêu cầu triển khai trong thực tế.

Bộ trưởng lưu ý các nhiệm vụ cần thực hiện trong thời gian tới, trong đó nhấn mạnh trước tiên tới sách giáo khoa và tài liệu giáo dục địa phương. Theo Bộ trưởng, sau một học kỳ triển khai đối với lớp 1, đây chính là thời điểm để Bộ GD-ĐT rà soát bước đầu về chương trình, sách giáo khoa, phát hiện những điểm phù hợp, chưa phù hợp nhằm chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện nếu cần thiết.

Đối với sách giáo khoa lớp 1, cần tổng kết công tác xã hội hóa; tạo điều kiện cho xã hội hóa nhưng phải quản lý chặt từ việc biên soạn, thực nghiệm, thẩm định tới in ấn, cung ứng, giá thành sách giáo khoa.

Hiện nay, bản mẫu sách giáo khoa định dạng PDF lớp 2, lớp 6 đã được đưa lên website của các nhà xuất bản và giáo viên đã được cấp tài khoản để nghiên cứu tìm hiểu, từ đó đề xuất lựa chọn, chuẩn bị cho dạy học và tham gia tập huấn. Để hoạt động này đạt hiệu quả, các đơn vị của bộ cần bám sát, hỗ trợ và phối hợp chặt chẽ với các nhà xuất bản, tiếp tục tiếp thu ý kiến góp ý của giáo viên, nhân dân trước khi in bản chính thức.

Tp hun sách giáo khoa trc tuyến và trc tiếp

Đối với công tác tập huấn sách giáo khoa, Bộ trưởng cho rằng cần có hướng dẫn cụ thể với địa phương và nhà xuất bản để làm hiệu quả. Trong đó, quan tâm ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giới thiệu, tập huấn sách; kết hợp hình thức trực tuyến và trực tiếp trong tập huấn sách giáo khoa cho giáo viên; tránh tình trạng thời gian gấp gáp, giáo viên phải di chuyển xa, tập huấn không đảm bảo chất lượng. Bộ sẽ giám sát chặt chẽ hoạt động này. Bộ trưởng đồng thời đề nghị các đơn vị chuyên môn, các nhà xuất bản có giải pháp phù hợp nhằm giảm giá thành sách giáo khoa.

TP.HCM: KT THÚC VIC CHN
SÁCH GIÁO KHOA M
I VÀO NGÀY 5-3

Năm học 2021-2022, Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 sẽ được triển khai ở bậc lớp 2, lớp 6. Tại TP.HCM, các cơ sở GDPT sẽ kết thúc việc chọn sách giáo khoa (SGK) mới vào ngày 5-3.

Ở bậc lớp 2, trong văn bản Hướng dẫn chọn SGK lớp 2 theo Thông tư 25/TT-BGDĐT, Sở GD-ĐT TP.HCM lưu ý các trường tiểu học cần tổ chức cho cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên và đại diện cha mẹ học sinh nghiên cứu thật kỹ về Chương trình GDPT 2018 với chương trình tổng thể, chương trình bộ môn, các clip hướng dẫn của Bộ GD-ĐT, các văn bản, quyết định liên quan, đặc biệt là nghiên cứu, thảo luận thật kỹ về các bộ SGK lớp 2 Bộ GD-ĐT đã phê duyệt.

Công tác chọn SGK lớp 2 tại các đơn vị nhà trường cần được thực hiện nghiêm theo 2 bước: Bước 1: Tổ chuyên môn của trường sẽ tổ chức cho giáo viên nghiên cứu, thảo luận, đánh giá SGK của môn học thuộc chuyên môn phụ trách theo tiêu chí chọn SGK, bỏ phiếu kín lựa chọn ít nhất 1 SGK cho mỗi môn học. Báo cáo người đứng đầu cơ sở GDPT danh mục SGK do tổ chuyên môn đề xuất có chữ ký của tổ trưởng chuyên môn và các giáo viên tham gia; Bước 2: Cơ sở GDPT tổ chức cuộc họp với thành phần dự họp gồm người đứng đầu, cấp phó, tổ trưởng chuyên môn, đai diện CMHS thảo luận, đánh giá SGK trên cơ sở danh mục tổ chuyên môn đề xuất, lựa chọn 1 SGK cho mỗi môn học, báo cáo về phòng GD-ĐT danh mục SGK của cơ sở lựa chọn. Danh mục này có chữ ký của người đứng đầu cơ sở GDPT và tổ trưởng chuyên môn. Công tác này sẽ kết thúc vào ngày 5-3. Ngay sau đó, phòng GD-ĐT sẽ tổng hợp gửi về Sở GD-ĐT.

Ở bậc THCS, công tác lựa chọn SGK lớp 6 cũng được tiến hành tương tự như trên. Đối với bậc học này, Sở GD-ĐT TP lưu ý, việc nghiên cứu lựa chọn, đề xuất SGK được thực hiện theo Chương trình GDPT 2018, Kế hoạch số 333 của Sở GD-ĐT và danh mục SGK mà Bộ GD-ĐT phê duyệt.

Theo ông Nguyễn Văn Hiếu, SGK được lựa chọn cần tuân thủ theo đúng tiêu chí mà UBND TP đã ban hành, phù hợp với đặc thù TP, đặc thù địa phương và năng lực đối tượng học sinh, đặc thù giáo viên, đặc thù đơn vị nhà trường. “Thời gian Bộ GD-ĐT công bố danh mục SGK lớp 2, lớp 6 trễ hơn so với kế hoạch dự kiến ban đầu. Vì thế, để tạo điều kiện cho các trường, TP.HCM đã gia hạn thêm 1 tuần cho các trường trong công tác chọn SGK, từ cuối tháng 2-2021 kéo đến ngày 5-3-2021”.n

Đ Yến


Các nhà trư
ng ti TP.HCM s kết thúc vic chn SGK vào ngày 5-3. Trong hình, danh mc SGK lp 2 b Chân tri sáng to

Cùng với quá trình chuẩn bị sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 và các sách giáo khoa khác (như sách tiếng Anh hệ 10 năm, sách ngoại ngữ ngoài tiếng Anh, sách quốc phòng, sách tiếng dân tộc thiểu số…), Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng chỉ đạo tăng cường chất lượng thực nghiệm, lấy ý kiến góp ý bản mẫu sách giáo khoa lớp 3, lớp 7, lớp 10. Theo Bộ trưởng, việc này sẽ giúp nâng cao chất lượng các bản mẫu sách giáo khoa, công tác thẩm định qua đó cũng sẽ được thực hiện tốt hơn.

Để nắm bắt thực tế hoạt động bồi dưỡng giáo viên thời gian qua, Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục cùng với Viện Khoa học giáo dục Việt Nam được giao để phối hợp thực hiện khảo sát thực trạng bồi dưỡng giáo viên tại các địa phương, qua đó rút kinh nghiệm, kịp thời có những điều chỉnh. Đồng thời, lên phương án, lộ trình khắc phục tình trạng thừa – thiếu giáo viên; rà soát, hoàn thiện các quy định liên quan đến chế độ chính sách cho nhà giáo.

T.Trân

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)