Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Giảm sĩ số lớp học: Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục trong thời kỳ mới

Tạp Chí Giáo Dục

Giảm sĩ số lớp học: Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục trong thời kỳ mới - Audio
00:00 / 00:00
An audio error has occurred, player will skip forward in 2 seconds.
  1. 1 Giảm sĩ số lớp học: Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục trong thời kỳ mới Audio

TP.HCM sau khi sáp nhp các đơn v hành chính cp phưng/xã, đang chng kiến s thay đi nhanh chóng v quy mô dân cư và sng cơ s giáo dc. Theo đó, t 273 đơn v hành chính đưc sp xếp thành 102 đơn v mi (78 phưng và 24 xã); mi phưng/xã có th có nhiu trưng hc nhiu cp khác nhau. Điu này đt ra mt bài toán: Làm sao đ đm bo cht lưng giáo dc trong bi cnh sĩ s lp hc ngày càng tăng?

Giáo viên trao đổi với học sinh trong tiết học (ảnh minh họa). Ảnh: A.K

Thc trng quá ti trong lp hc

Thực trạng ở các đô thị lớn hiện nay là sĩ số học sinh trên một lớp học cao. Một đô thị lớn như TP.HCM có thể dao động từ 40 đến trên 50 học sinh/lớp, một số lớp còn đông học sinh hơn. Điều này tạo nên áp lực đối với giáo viên, đặc biệt trong bối cảnh yêu cầu đổi mới và giáo dục toàn diện của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 – vốn nhấn mạnh đến phương pháp giảng dạy lấy học sinh làm trung tâm, phát triển phẩm chất và năng lực toàn diện.

Giáo viên dù tận tâm và có năng lực đến đâu, cũng không thể đồng thời theo sát từng học sinh khi thời lượng một tiết học chỉ gói gọn trong 45 phút. Một phép chia đơn giản cho thấy, nếu một lớp học có 50 học sinh, mỗi em chỉ có thể nhận được trung bình chưa đến một phút sự chú ý từ giáo viên. Khoảng thời gian ít ỏi này khó có thể đảm bảo việc quan sát, hỗ trợ, phản hồi hay phát hiện kịp thời các khó khăn trong học tập.

Thực tế này dẫn đến hệ quả tất yếu: Chất lượng dạy và học bị ảnh hưởng đáng kể. Những phương pháp dạy học hiện đại – dù được thiết kế khoa học – trở nên kém hiệu quả trong môi trường quá tải. Từ đó, không ít phụ huynh và xã hội có xu hướng quy trách nhiệm lên giáo viên và nhà trường. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận khách quan và toàn diện, chính mô hình tổ chức lớp học với sĩ số đông là nguyên nhân gốc rễ cần được giải quyết đầu tiên.

Gii pháp ct lõi t góc nhìn chiến lưc

Việc giảm sĩ số lớp học không chỉ là mong muốn mà cần trở thành một chính sách chiến lược trong quản lý giáo dục. Không thể chỉ kỳ vọng vào nỗ lực cá nhân của giáo viên mà cần có những can thiệp từ cấp quản lý Nhà nước về cơ sở vật chất, nhân lực và quy hoạch đô thị. Từ đó, cần thiết có những giải pháp nền tảng để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục. Thứ nhất, đó là về quỹ đất trong bối cảnh đô thị hóa nhanh: Việc sáp nhập phường/xã ở TP.HCM mở ra cơ hội rà soát và tận dụng lại các khu đất công, các cơ sở công vụ không còn sử dụng. Các trụ sở phường/xã cũ, trụ sở cơ quan hành chính không còn chức năng, cơ sở công không hiệu quả – hoàn toàn có thể được chuyển đổi hoặc bán đấu giá, cho thuê dài hạn để lấy kinh phí xây dựng thêm trường lớp. Chính quyền phường/xã cần tập trung ưu tiên đất công, đất sạch để xây dựng trường học nhằm giãn mật độ dân số của địa phương và giảm học sinh trong một cơ sở giáo dục trong một đến hai năm đầu sau sáp nhập. Thứ hai, đó là về nguồn nhân lực, trong đó tăng biên chế giáo viên là cần thiết: Ngành giáo dục không thể bị cắt giảm nhân sự trong khi số lượng học sinh ngày càng gia tăng. Trái lại, cần có kế hoạch tuyển dụng những giáo viên trẻ, có trình độ công nghệ và ngoại ngữ, phù hợp với xu thế đổi mới giáo dục. Song song đó, nên tạo điều kiện cho giáo viên lớn tuổi, không còn đáp ứng được yêu cầu chuyên môn trong thời kỳ mới, có thể nghỉ hưu sớm hoặc chuyển đổi vị trí phù hợp. Điều này không chỉ giúp tinh gọn bộ máy mà còn tạo ra một lực lượng giáo viên có kỹ năng công nghệ, có trình độ ngoại ngữ và chuyên nghiệp hơn trong thực thi nhiệm vụ. Thứ ba, đó là chuẩn hóa đầu vào: Việc tuyển dụng giáo viên nên đặt tiêu chuẩn cao ngay từ đầu, nhất là về ngoại ngữ và công nghệ thông tin. Điều này nhằm tránh tình trạng sau khi tuyển dụng phải đào tạo lại, gây lãng phí thời gian và chi phí ngân sách. Đồng thời, cũng nên mạnh dạn loại bỏ tư duy “biên chế suốt đời” bằng mô hình hợp đồng lao động dựa trên tiêu chí chất lượng như nhiều quốc gia tiên tiến đã áp dụng cũng như đề xuất của Quốc hội đang diễn ra. Cuối cùng, cần nhìn nhận giáo dục là lĩnh vực đầu tư dài hạn, nên việc giảm sĩ số lớp cần có chiến lược thực hiện: Để mỗi năm có thể giảm sĩ số lớp học từ một vài học sinh, thì cần ưu tiên giảm sĩ số các lớp học có 50 học sinh trở lên. Trong những năm đầu sau sáp nhập, có thể giảm xuống còn 47-48 học sinh, và từng bước thực hiện như vậy, sau 10-20 năm, sĩ số có thể xuống 20 học sinh/lớp tương tự như các quốc gia có nền giáo dục phát triển. Mức giảm này sẽ giúp chất lượng giáo dục cải thiện rõ rệt, học sinh được chăm sóc tốt hơn, giáo viên có điều kiện đổi mới phương pháp giảng dạy thực chất hơn.

Đu tư cho giáo dc là đu tư cho tương lai

Giáo dục là nền tảng cho sự phát triển bền vững của quốc gia. Việc cải cách giáo dục không thể chỉ dừng lại ở chương trình hay sách giáo khoa, mà cần đi kèm với một chiến lược tổng thể về cơ sở vật chất, nhân lực và mô hình tổ chức lớp học. Giảm sĩ số lớp học, vì thế không phải là chuyện nhỏ lẻ hay kỹ thuật, mà là lựa chọn chiến lược. Trong bối cảnh Quốc hội đang họp bàn nhiều chính sách trọng điểm, vấn đề đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục vẫn chưa nhận được nhiều phản biện mạnh mẽ hay sự quan tâm sâu sát từ các đại biểu. Câu hỏi đặt ra là: Phải chăng xây dựng trường học, mở rộng lớp học là việc “không cấp thiết”? Nếu chỉ nhìn theo lăng kính kinh tế ngắn hạn thì có thể đúng. Nhưng xét về dài hạn, việc đầu tư vào giáo dục sẽ mang lại hiệu quả vượt xa các ngành khác. Một thế hệ trẻ được học tập trong điều kiện tốt sẽ là lực lượng lao động chất lượng cao, góp phần vào sự phát triển kinh tế – xã hội trong tương lai. Hơn nữa, nếu tiếp tục giữ nguyên mô hình sĩ số đông, áp lực sẽ đè nặng lên giáo viên và hệ thống giáo dục. Khi chất lượng không đạt yêu cầu, xã hội lại quay sang chỉ trích giáo viên, nhà trường tạo ra một vòng luẩn quẩn không có lối thoát. Đã đến lúc cần một chính sách mạnh mẽ để giảm sĩ số lớp học phải trở thành chỉ tiêu quốc gia.

Tóm lại, để giáo dục thực sự là động lực cho sự phát triển quốc gia, cần có ba hướng đi đồng bộ. Một là tăng quỹ đất và đầu tư cơ sở hạ tầng: Ưu tiên xây dựng thêm trường học, tận dụng đất công, cơ sở cũ để chuyển đổi công năng. Hai là tăng biên chế và chất lượng giáo viên: Tuyển dụng giáo viên trẻ có trình độ, sàng lọc giáo viên không đáp ứng tiêu chuẩn, tạo điều kiện nghỉ hưu sớm. Ba là giảm sĩ số lớp học theo lộ trình dài hạn: Mỗi năm giảm dần sĩ số để tiến tới lớp học lý tưởng từ 20-25 học sinh như các quốc gia có nền giáo dục phát triển. Nếu những bước đi này được triển khai đồng bộ và nhất quán, tương lai của giáo dục Việt Nam hoàn toàn có thể đạt đến những chuẩn mực tiên tiến, hiện đại, mang lại lợi ích không chỉ cho thế hệ hiện tại mà cả những thế hệ sau.

Nguyn Minh Thanh

Bình luận (0)