Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Gian nan chống hàng giả trên mạng

Tạp Chí Giáo Dục

Kinh doanh trên các nn tng thương mi đin t đã tr thành mt kênh mua sm đưc nhiu ngưi tiêu dùng la chn nhưng cũng tim n nhiu nguy cơ hàng gi, hàng xâm phm quyn s hu trí tu. Đ bo v quyn li ngưi tiêu dùng, nhiu ý kiến cho rng cn hoàn thin khuôn kh pháp lý; tăng cưng công tác thanh, kim tra và x lý vi phm; ng dng công ngh s


Cc Qun lý th trưng tnh Bc Ninh t chc gian hàng trưng bày phân bit hàng tht – hàng gi. Ảnh: CTV

Rao hàng tht nhưng bán hàng… gi

Ông Lê Huy Anh – Trưởng phòng Thực thi và giải quyết khiếu nại, Cục Sở hữu trí tuệ – cho biết, kinh doanh trên các nền tảng thương mại điện tử đã trở thành một kênh mua sắm dễ tiếp cận, có phạm vi xuyên biên giới, được nhiều người tiêu dùng lựa chọn, đặc biệt từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Đây là loại hình kinh doanh tiên tiến, là xu thế phát triển không thể đảo ngược. Tuy nhiên, hình thức kinh doanh này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

“Trong những năm gần đây, thương mại điện tử ở Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh, khoảng 30-35% mỗi năm. Cụ thể, năm 2021 đạt khoảng 13,7 tỷ USD và thuộc nhóm 3 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thị phần bán lẻ trực tuyến cao nhất khu vực Đông Nam Á. Cũng trong năm 2021, lực lượng quản lý thị trường phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế đã kiểm tra, phát hiện hơn 3.000 vụ lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ”, ông Huy Anh nói.

Nhiều ý kiến cho rằng, trên môi trường mạng internet rất khó xác định hàng giả, nguồn gốc hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bởi phương thức, thủ đoạn hoạt động của đối tượng vi phạm ngày càng tinh vi. Nhiều đối tượng không có kho hàng hay cửa hàng, chỉ tiếp nhận đặt hàng trực tuyến, phân tán hàng hóa nhiều nơi, giao hàng với số lượng nhỏ lẻ, chủ yếu sử dụng dịch vụ vận chuyển để giao hàng. Có trường hợp đối tượng che giấu thông tin cá nhân, địa chỉ liên lạc, mua bán, thanh toán, vận chuyển, gây khó khăn cho công tác điều tra. Mặt khác, công tác giám sát việc tuân thủ các quy định về sở hữu trí tuệ đối với các sàn thương mại điện tử còn chưa thực sự hiệu quả. Việc áp dụng biện pháp chặn các trang web thương mại điện tử có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn chậm.

Ông Đặng Văn Dũng – Phó Chánh văn phòng, Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia – cho biết, hành vi vi phạm hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường mạng, trên nền tảng thương mại điện tử thời gian gần đây có chiều hướng tăng lên, lực lượng chức năng phát hiện số vụ việc nhiều hơn. Các đối tượng vi phạm lợi dụng việc không tiếp xúc trực tiếp với người mua, người mua không tiếp xúc trực tiếp với mặt hàng… để bán hàng giả.

“Cụ thể, khi đưa hình ảnh hàng lên các trang mạng có thể là hàng thật, rất đẹp nhưng khi người tiêu dùng mua về thì lại là hàng giả, hàng xấu”, ông Dũng nói.

Thông tin chung về hàng giả, ông Dũng cho rằng, các mặt hàng bán chạy trên thị trường gần như đều là hàng giả. Phổ biến nhất hiện nay là quần áo, mắt kính, đồng hồ, các loại mỹ phẩm, thậm chí là thực phẩm, thuốc. Đặc biệt vào những tháng cuối năm tình hình buôn lậu, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, gian lận thương mại tăng lên với nhiều hành vi khác nhau.

“Thực tế, có những trang web đưa ra nhiều mặt hàng nhưng khi chúng tôi đi giám sát, kiểm tra chỉ có vài mặt hàng…”, ông Dũng nói.

X pht quá nh so vi li nhun

Hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ từ lâu đã trở thành gánh nặng của nền kinh tế, ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng và chủ thể sở hữu. Những mặt hàng này còn gây thất thu ngân sách, làm xấu đi môi trường đầu tư kinh doanh; những cam kết tạo ra môi trường đầu tư lành mạnh cũng bị xâm hại. Tuy nhiên, công tác quản lý, phát hiện vi phạm và xử lý gặp không ít khó khăn, nhất là mặt pháp lý. 

Ông Trần Giang Khuê – Trưởng văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam tại TP.HCM – chia sẻ, công tác xử lý các hành vi vi phạm trên không gian mạng thực hiện tương tự như môi trường thật. Có nhiều hành vi bị xử lý hành chính, dân sự đến hình sự. Tuy nhiên có nhiều điểm chưa phù hợp. Đơn cử, kinh doanh dược phẩm bán 1 liều thuốc tiêm có giá 20 triệu đồng; 1 chai rượu bán ra 180 triệu đồng, thậm chí cả tỷ đồng; một điện thoại Thụy Sĩ giá 3-5 tỷ đồng… Nếu những mặt hàng này giả sẽ là siêu lợi nhuận nhưng xử phạt hành chính tối đa chỉ 250 triệu đồng đối với cá nhân và 500 triệu đồng đối với tổ chức. Đây là con số cực kỳ nhỏ, không có ý nghĩa gì. Thậm chí có nhiều hành vi mà pháp luật còn chưa theo kịp thực tiễn cuộc sống. Mặt khác tiền xử phạt hành chính sẽ nộp vào ngân sách Nhà nước chứ không bồi thường cho người bị xâm phạm, người bị hại nên càng khó hơn.

Để nâng cao hiệu quả quản lý các sản phẩm giả trên môi trường mạng, ông Nguyễn An Sơn – Cục Thương mại điện tử và kinh tế số – nêu ra 6 giải pháp. Bao gồm, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý; rà soát, phân loại các website, ứng dụng; nâng cao năng lực thực thi pháp luật về thương mại điện tử; tăng cường công tác thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm; ứng dụng công nghệ số bảo vệ người tiêu dùng; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật.

Ông Sơn cũng nhấn mạnh đến trách nhiệm của chủ sàn giao dịch thương mại điện tử. Đó là phải có biện pháp xử lý kịp thời khi phát hiện hoặc nhận được phản ánh về hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật trên sàn. Đồng thời, hỗ trợ cơ quan quản lý Nhà nước điều tra, xử lý về hành vi kinh doanh sai phạm. Quy chế hoạt động sàn cần phân định trách nhiệm các bên. Đặc biệt cần có nghĩa vụ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Nhấn mạnh đến công tác phòng chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, ông Huy Anh cho rằng, doanh nghiệp sản xuất cần có ý thức chủ động bảo vệ tài sản trí tuệ của mình như bảo vệ các tài sản khác. Theo đó, doanh nghiệp cần xây dựng và nâng cao năng lực của bộ phận sở hữu trí tuệ trong đơn vị; Thiết lập các kênh phân phối chính thức, ổn định, thuận tiện, đặc biệt chú trọng các kênh thương mại điện tử để người tiêu dùng dễ tiếp cận. Cùng với đó thường xuyên tra cứu cơ sở dữ liệu sở hữu công nghiệp để kịp thời ngăn chặn các hành vi xác lập quyền có khả năng gây xung đột với quyền sở hữu trí tuệ đã xác lập của doanh nghiệp bằng cách nộp đơn phản đối cấp văn bằng bảo hộ sau khi đơn được công bố. Thiết lập các kênh giám sát thị trường, hợp tác chặt chẽ với các cơ quan thực thi, các cơ quan hỗ trợ thực thi, các sàn thương mại điện tử để đối phó có hiệu quả với các hành vi giả mạo, cạnh tranh không lành mạnh, cố tình gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng…

Minh Phương

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)