Hội nhậpGiáo dục phát triển

Gian nan hành trình đổi mới đào tạo Y khoa

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Đào tạo một cử nhân đã khó, đào tạo một bác sĩ lại càng khó hơn. Một bác sĩ giỏi chuyên môn đã quý, bác sĩ giỏi lại có y đức thì quý hiếm vô cùng. Y Tân Tạo chính là đang trên hành trình đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng những bác sĩ “đắc giá” như thế.

Quốc tế hoá bác sĩ tương lai

Chuẩn đầu vào được kiểm duyệt khắt khe về học bạ THPT và trình độ tiếng Anh, vượt qua vòng phỏng vấn cùng các Trưởng khoa và giảng viên chuyên ngành, thực tập ngay từ năm thứ nhất, được hỗ trợ tài chính để làm nghiên cứu cùng các GS, BS nổi tiếng. .. đó là những bước đào tạo gây tiếng vang ngay từ những năm đầu thành lập của Đại học Tân Tạo.

Các năm sau, tiến trình học thuật thêm hoàn thiện, đội ngũ giảng viên quy tụ được những GS, BS nổi tiếng trong và ngoài nước. Sinh viên bước ra khỏi phòng thí nghiệm và bệnh viện của Tập đoàn để đến các bệnh viện lớn tại TpHCM như BV Thống Nhất, Hùng Vương, Nguyễn Tri Phương…thực tập.

Những sinh viên giỏi nhất được trường mở đường, tạo điều kiện đến Mỹ và Hàn Quốc. Các em được thực tập để vươn tới làm việc theo chuẩn quốc tế tại những bệnh viện lớn, được các GS chia sẻ, hướng dẫn lâm sàng theo phương pháp “cầm tay chỉ việc” – một phương pháp đã rất thành công trong huấn luyện phẫu thuật trên thế giới.

Sinh viên Lâm Hoàng Phúc – Khoa Y Đại học Tân Tạo (thứ 2 từ phải sang) cùng các bác sĩ và thực tập sinh tại ĐH Yonsei, Hàn Quốc.

“Em cảm thấy vô cùng hãnh diện vì là một trong những sinh viên may mắn được Trường ĐH Tân Tạo tạo điều kiện cho thực tập tại môi trường cạnh tranh và ưu tú như Đại học Y Yonsei (Hàn Quốc)“ – Lâm Hoàng Phúc, sinh viên Y khoa ĐH Tân Tạo chia sẻ – “Dù phải thăm khám trung bình là 10 bệnh nhân trong 30p-45p buổi sáng nhưng bác sĩ cũng sẵn sàng ở lại buồng bệnh giải thích rõ ràng cho bệnh nhân với thái độ tận tình, nhẹ nhàng. Bên cạnh đó, chúng em luôn được phép “kè kè” theo các thầy để được tiếp thu một các trực quan nhất kiến thức lâm sàng trên từng ca bệnh.”

Học Y theo kiểu Mỹ – làm nhiều, nói ít

Đào tạo y khoa có những điểm khác biệt rất lớn so với đào tạo nhiều ngành nghề khác, đó là thời gian thực hành tại bệnh viện rất dài. Ngoài các yêu cầu cần có về cơ sở hạ tầng, phòng thí nghiệm thì môi trường thực hành bệnh viện là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc quyết định chất lượng chuyên môn và y đức của các bác sĩ tương lai.

Trường Y không chỉ cần các giáo sư tài giỏi đứng giảng bài mà vô cùng cần những giảng viên trực tiếp làm và giảng dạy lâm sàng cho sinh viên qua thực tế khám chữa bệnh của mình. Người Mỹ đã tổng kết phương pháp đó là “Học tập trên ca bệnh” hay “Học qua dự án”. TTU tiên phong áp dụng phương pháp này từ năm 2016. Đến nay, nhà trường có thể tự hào về tinh thần “áo trắng” của các bác sĩ tương lai. Ngay từ năm thứ nhất, trong khi phần lớn sinh viên Y trường khác đang học lý thuyết thì các em đã khoác áo trắng đứng học cách thăm bệnh, hỏi bệnh, cách chăm sóc những bệnh nhân thể nhẹ, được “cầm tay chỉ việc” làm quen với con dao mổ giải phẫu tử thi và làm bệnh án khám bệnh, học nghề tại các bệnh viện lớn của Việt Nam.

Sang năm thứ hai, sinh viên thực hành tốt các công tác khoa Sản, tự tin về tiếng anh chuyên ngành và được thể hiện mình tại các buổi trình bày nghiên cứu, báo cáo khoa học tại các Hội nghị trong và ngoài nước.

Sinh viên Nguyễn Văn Lành trình bày bệnh án tại Hội nghị khoa học và lễ kỷ niệm 10 năm thành lập trung tâm tim mạch – bệnh viện trung ương Huế

Để “trải hoa hồng” đón những sinh viên tương lai ưu tú, nâng cao xác suất xét chọn vào các nhóm thực tập tại nước ngoài trong thời gian tới, Ban tuyển sinh cho biết trường ưu tiên tuyển thẳng các thí sinh đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh, quốc gia. Các thí sinh có thể xét tuyển bằng học bạ: khoa Kinh Tế, Kỹ thuật, Ngôn ngữ-nhân văn, Công nghệ sinh học yêu cầu học bạ đạt điểm trung bình 3 năm THPT là 6,0 trở lên, với Khoa Y là 7,0 trở lên. Các thí sinh đủ điều kiện về học bạ, đều phải trải qua vòng phỏng vấn trực tiếp với các giảng viên.

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)