Hội nhậpThế giới 24h

Gian truân giày da Việt Nam

Tạp Chí Giáo Dục

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

 Theo các chuyên gia, DN phải chủ động lập phương án trong mọi tình huống do quyết định của EU  Chỉ còn chưa đầy một tháng nữa, ngày 6/10/2008 sẽ kết thúc thời hạn 2 năm mà EU áp dụng biện pháp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da Việt Nam. Trước thời điểm này, Việt Nam một lần nữa khẳng định giày da Việt Nam không bán phá giá và kêu gọi Uỷ ban Châu Âu (EU) không rà soát và gia hạn biện pháp thuế chống bán phá giá với các mặt hàng này.

Liệu EU sẽ gia hạn thuế chống bán phá giá hay rà soát lại hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất giày da? Đây là câu hỏi mà nhiều doanh nghiệp giày dép tại Việt Nam và ngay cả người tiêu dùng châu Âu rất quan tâm. Theo các chuyên gia, rất có thể việc gia hạn sẽ không xảy ra bởi hiện nay làn sóng phản đối việc gia hạn rất mạnh mẽ, hơn nữa số nước đòi gia hạn cũng không nhiều, chỉ có một số nước ở vùng Nam Âu như Italia vẫn muốn EC gia hạn việc áp thuế này. Tuy nhiên, các hiệp hội của các nhà sản xuất tại nhiều nước châu Âu đã không chia sẻ quan điểm này với Hiệp hội Sản xuất giày Italia.

Sẵn sàng mọi tình huống

Một luật sư nước ngoài, người từng hỗ trợ Hiệp hội Da giày Việt Nam (Lefaso) và các doanh nghiệp trong thời gian EC điều tra chống bán phá giá trước đây cho rằng ở hoàn cảnh hiện nay các doanh nghiệp giày da Việt Nam phải sẵn sàng đương đầu với mọi kịch bản mà phía EU đưa ra. Trong trường hợp EC tiến hành một cuộc rà soát mới các doanh nghiệp giày da Việt Nam thì ngay từ bây giờ, tất cả các doanh nghiệp trong ngành, đặc biệt là những doanh nghiệp sẵn sàng tham gia vào danh sách chọn mẫu cần có sự chuẩn bị, thu thập các thông tin liên quan mà EC có thể yêu cầu. Bên cạnh đó, cũng cần có những phương án giải trình để thuyết phục EC. Với những vấn đề ngoài tầm của doanh nghiệp như quyền sử dụng đất đai, giấy phép kinh doanh… có thể đề xuất với Hiệp hội để có thêm sự hỗ trợ.

Lefaso cũng cần thu thập thông tin về một nước thứ ba có điều kiện sản xuất tương tự Việt Nam để cung cấp cho cơ quan điều tra làm cơ sở so sánh. Danh sách những doanh nghiệp tham gia làm mẫu, nên có sự phân chia theo các loại hình doanh nghiệp, quy mô sản xuất, sản phẩm… để cơ quan điều tra chọn được những mẫu có tính đại diện cao nhất.

Các doanh nghiệp cũng nên đề xuất với các đối tác xuất khẩu của mình để họ gây sức ép đối với việc áp thuế của EC. Kinh nghiệm từ năm 2006 cho thấy, khi vấn đề lợi ích của các bên liên quan như nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, phân phối bán lẻ và người tiêu dùng được đặt lên bàn cân. Uỷ ban châu Âu đã phải đi đến thỏa hiệp áp dụng mức thuế chống bán phá giá đối với Việt Nam trong thời hạn hai năm (thay vì năm năm như thông lệ).

doanh nghiệp thiên biến vạn hoá

Theo các chuyên gia, mặc dù gặp khó khăn do bị kiện chống bán phá giá nhưng không phải ngành giày da Việt Nam không có những thế mạnh riêng của mình.

Thực tế là trong thời gian qua, các doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều hướng đi nhằm giảm thiểu những khó khăn do “rào cản” thuế chống bán phá giá gây ra. Khi được hỏi về những ứng phó trong khả năng EU tiếp tục gia hạn kịch bản thuế chống phá giá, nhiều doanh nghiệp cho biết, họ đã chuẩn bị mọi tình huống chứ không bị động như 2 năm trước đây khi lần đầu tiên EU áp dụng thuế chống bán giá.

Khai thác lợi thế nguồn lao động dồi dào và kinh nghiệm làm gia công là một trong những hướng đi của nhiều doanh nghiệp gia dày trong hoàn cảnh hiện nay nhằm thay đổi lại chiến lược kinh doanh của mình, nhất là trước khả năng  EU tiếp tục áp thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm da giày của Việt Nam.

GĐ một doanh nghiệp giày da chuyên làm gia công nhận định: “Một trong những thế mạnh nữa của da giày là làm gia công bởi Việt Nam có nguồn lao động dồi dào và tay nghề khéo léo. Chính vì vậy, đây là một trong những lĩnh vực đóng góp lớn nhất vào việc làm gia tăng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành. Làm gia công tuy phụ thuộc nhiều vào đối tác nhưng bù lại chúng ta có thể khai thác được những đơn hàng lớn. Nhờ đó có thể tăng được giá trị kim ngạch xuất khẩu đồng thời cũng giải quyết được việc làm cho công nhân”.

Ví dụ, Cty giày Liên Phát (Bình Dương) chọn thêm hướng đầu tư vào việc tìm kiếm và khai thác nguồn nguyên liệu bằng cách đầu tư xây dựng Trung tâm nguyên phụ liệu ngay gần nhà máy để vừa phục vụ cho công ty vừa phục vụ cho các doanh nghiệp khác trong vùng. Đây cũng là một hướng đi mà nhiều nước hiện đang áp dụng và đã gặt hái được nhiều thành công, nhất là trong lĩnh vực làm hàng xuất khẩu.

Cty giày Bitas đã đầu tư hơn 25 tỷ đồng để xây mới một khu sản xuất rộng hơn 25.000 ha với một dây chuyền sản xuất hiện đại nhập khẩu từ Italia và Đài Loan để thay  cho dây chuyền sản xuất lạc hậu. Bên cạnh đó, đơn vị cũng tuyển dụng và đào tạo được một đội ngũ công nhân và cán bộ kỹ thuật có tay nghề cao lên tới 1.250 người, đưa năng lực sản xuất lên tới trên 3,5 triệu sản phẩm/năm góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu của năm 2007 vừa qua đạt tới 1,5 triệu USD.

Theo nhận định của các chuyên gia, ở thời điểm này doanh nghiệp giày da đang gặp rất nhiều khó khăn, nhất là những doanh nghiệp coi thị trường EU là thị trường xuất khẩu chính. Giả sử  trường hợp được EU bãi bỏ thuế chống bán phá giá thì doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang gặp những rào cản khác. Việc EU công bố, từ ngày 1/1/2009 chính thức loại giày da Việt Nam ra khỏi danh sách các nước được hưởng GSP (thuế quan ưu đãi dành cho những quốc gia nghèo), đang đặt các doanh nghiệp da giày Việt Nam vào một khó khăn mới.

Theo các doanh nghiệp da giày, không được hưởng GSP, thuế suất của những mặt hàng được hưởng GSP trước đây sẽ tăng từ 3-5% lên trên 8%. Ngược lại, nếu bỏ áp thuế chống phá giá giày mũ da, mức thuế trung bình sẽ còn khoảng 8%.

Quốc Anh (dddn)

 

 

 

Bình luận (0)