Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Giảng viên cần được trải nghiệm thực tế

Tạp Chí Giáo Dục

Trưc đây, khi xem hình nh chuyến đi Trưng Sa ca tôi trên Facebook, ngưi bn là ging viên mt đi hc ln xuýt xoa: “Anh tht là hnh phúc. Em ưc gì có đưc chuyến đi thú v và ý nghĩa như vy! Làm ging viên, nói thao thao nhưng đôi ch mình ch có lý thuyết ch không có tri nghim, không có thc tin…”.


Theo tác gi, bên cnh mi mt s ging viên đang hot đng thc tin tham gia ging dy, các trưng cn to điu kin đ ging viên đưc tham gia tri nghim nhng hot đng thc tế (nh minh ha). Ảnh: T.Tri

Tôi rất chia sẻ với người bạn về điều đó, bởi người thầy ở bậc cao đẳng, đại học phải làm nhiều hơn việc truyền đạt kiến thức, nên nếu chỉ có kiến thức thì mới xem là điều kiện cần.

Giảng viên – những người đang truyền thụ kiến thức, phương pháp, nghề nghiệp cho sinh viên, học viên là một chức nghiệp khác nhiều so với giáo viên, người giảng dạy ở bậc phổ thông. Thông thường, giáo viên truyền đạt kiến thức là chủ yếu, ngoài ra còn có lối sống, một số kinh nghiệm; còn giảng viên thường có yêu cầu truyền thụ rộng hơn, ít đi vào cụ thể mà phải khái quát hơn. Một giáo viên có thể giảng cơ bản như sách giáo khoa hoặc theo bài giảng có sẵn bằng một cách thức phù hợp là đạt yêu cầu, nhưng với giảng viên, bài giảng phải giới thiệu rộng hơn về tình cảm, trải nghiệm, kinh nghiệm, cách thức, phương pháp và những tình huống, những cách xử lý vấn đề có liên quan đến bài giảng. Do đó, cùng một bài học nhưng với những đối tượng người học khác nhau, bên cạnh cách giảng khác nhau có thể có những tình huống, những cách xử lý, những chia sẻ khác nhau. Những điều đó đòi hỏi người giảng viên phải thực sự có trải nghiệm, có kinh nghiệm thực tiễn, trong đó có kinh nghiệm về nghề nghiệp liên quan đến bộ môn hoặc chuyên đề mình đứng lớp.

Quả thực, một giảng viên dạy môn địa lý – kể cả địa lý tự nhiên lẫn địa lý kinh tế – mà vốn sống khiêm tốn, chưa có điều kiện tham quan, tìm hiểu nhiều nơi, chưa hiểu rõ đặc điểm kinh tế ở những vùng, địa phương mình đề cập trong bài giảng thì sức thuyết phục sẽ giảm đi nhiều. Hay một giảng viên về văn hóa mà thiếu kiến thức, thiếu hiểu biết về các đặc điểm văn hóa, lối sống hiện đại, nhất là các biểu hiện về ứng xử, giao tiếp trên mạng internet thì có thể trở nên lạc hậu so với thực tế, không tạo sự liên tưởng phù hợp cho sinh viên từ kiến thức với thực tiễn. Một giảng viên về văn học mà ít chịu đọc, tìm hiểu những tác phẩm mới, kể cả những tác phẩm chỉ xuất bản trên mạng, ít đào sâu nghiên cứu ngôn ngữ thể hiện của tác phẩm xuất bản trên mạng, ít viết (viết báo, tiểu luận, nghiên cứu khoa học hoặc sáng tác văn học)… thì có thể không nắm bắt được xu hướng vận động của văn học hiện đại, thì khó có thể khái quát những vấn đề lý luận văn học mới của giai đoạn hiện nay. Hoặc một giảng viên dạy tiếng Anh thực tế cũng cần nắm bắt sự phát triển liên tục của từ vựng và cách dùng mới trong tiếng Anh, đặc biệt là trên internet và trên báo chí để gợi mở sự tìm hiểu cho sinh viên, đồng thời tự giúp mình không lỗi thời…

Bn thân ging viên cũng không nên t hài lòng vi mình v kiến thc, v kinh nghim, bi trong mt xã hi đang vn đng rt nhanh, rt nhiu kiến thc, k năng mà ging viên tích lũy đưc có th sm lc hu; do đó nếu không ngng bi đp thì s có th t đào thi mình ra khi môi trưng ging dy.

Như vậy, trải nghiệm thông qua thực tế tham gia, có hoạt động thực tiễn hoặc qua tìm hiểu, nghiên cứu sâu có thể giúp giảng viên không chỉ bồi bổ thêm kiến thức mà còn thêm vốn sống, thêm phương pháp và thêm kinh nghiệm. Hay một số môn, chuyên ngành có tính nghề nghiệp, thì giảng viên càng cần có kinh nghiệm thực tiễn từ hoạt động nghề nghiệp đó hơn. Chẳng hạn, giảng viên môn kế toán mà chưa từng làm công việc kế toán có thể khó nắm bắt hết những lắt léo trong nghề này để truyền thụ cho những sinh viên những vấn đề ngoài sách vở. Hay giảng viên các môn chuyên ngành báo chí mà chưa từng làm việc như một nhà báo (phóng viên, biên tập viên hoặc là người lãnh đạo cơ quan báo chí) thì cũng khó làm rõ những vấn đề, những câu chuyện mang tính nghề nghiệp… Tức là trong nhiều trường hợp, giảng viên cần phải làm “nghề” một cách thực thụ và nếu nghề càng giỏi thì càng làm tốt công việc giảng dạy của mình, càng có ích cho sinh viên và càng thuyết phục được sinh viên.

Do đó, bên cạnh mời một số giảng viên đang hoạt động thực tiễn tham gia giảng dạy, các trường cần tạo điều kiện để giảng viên được tham gia trải nghiệm, được dự những hoạt động thực tế sâu sắc. Nếu có nhiều thời gian, giảng viên nên được tạo điều kiện tham gia vào một số hoạt động nghề nghiệp phù hợp bằng cách gửi tham gia cộng tác hay công tác bán thời gian ở một cơ sở nào đó. Còn nếu thời gian ít thì có thể tổ chức tham quan, tìm hiểu thực tế, sau đó viết những báo cáo về những điều mình đúc kết, học tập được. Một số trường nên cử giảng viên đi thực tế ở cơ sở hoặc tại đơn vị hoạt động phù hợp với ngành nghề giảng dạy trong một thời gian nhất định để giảng viên vững vàng tay nghề và tích lũy thêm những kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn.

Ngoài ra, giảng viên cần được nâng cao nhận thức, tình cảm tốt đẹp thông qua các hoạt động tham quan (nhất là các chuyến về nguồn), học tập thực tế (trao đổi kinh nghiệm giữa các khoa, trường cùng lĩnh vực, với các địa phương về những vấn đề cùng quan tâm…), tham gia các hoạt động tọa đàm, hội thảo, gặp gỡ các chuyên gia, những người có nhiều kinh nghiệm ở những lĩnh vực mà giảng viên đang công tác… Các trường nên xem những việc đó là một cách “bồi bổ” cả về tư duy lẫn ý thức trách nhiệm và tâm huyết nghề nghiệp cho giảng viên từ đó giảng viên có thể gắn bó với nghề nghiệp tốt hơn, thể hiện năng lực tốt hơn, đáp ứng yêu cầu truyền nghề cho sinh viên tốt hơn. Dĩ nhiên, bản thân giảng viên cũng không nên tự hài lòng với mình về kiến thức, về kinh nghiệm, bởi trong một xã hội đang vận động rất nhanh, rất nhiều kiến thức, kỹ năng mà giảng viên tích lũy được có thể sớm lạc hậu; do đó nếu không ngừng bồi đắp thì sẽ có thể tự đào thải mình ra khỏi môi trường giảng dạy. Từ đó, các yêu cầu về nghiên cứu khoa học, nâng cao kiến thức thực tiễn trở nên cấp thiết và quan trọng, không phải là thứ có thể “đối phó”, “chống chế” cho qua chuyện!

Nguyn Minh Hi

Bình luận (0)