Các trường đại học thường xuyên thông báo tuyển giảng viên với số lượng không nhỏ, từ vài chục đến cả trăm chỉ tiêu.
Tuy nhiên, cơ chế đãi ngộ và cơ chế đào tạo nâng cao hiện rất yếu kém, lạc hậu và quá nhiều bất cập là nguyên nhân khiến các trường khó tuyển và khó giữ chân đội ngũ giảng viên trẻ.
Mức thu nhập thấp đã khiến các trường đại học khó tuyển và giữ chân giảng viên trẻ tài năng. Ảnh: Giang Huy |
Lương thấp được cho là nguyên nhân chủ yếu khiến sinh viên tốt nghiệp loại giỏi không mặn mà với việc trở thành giảng viên (GV).
Khó tuyển
Mỗi năm Trường ĐH Mỏ – Địa chất tuyển khoảng gần 100 GV vào nhiều chuyên ngành khác nhau của trường. Tuy nhiên, năm nào trường cũng không tuyển đủ số lượng GV theo nhu cầu. Ông Lê Trọng Thắng – Trưởng phòng Đào tạo nhà trường – cho biết: “Chỉ những chuyên ngành chính của trường như địa chất, dầu khí… là có nhiều ứng viên giỏi tham gia dự tuyển. Còn hầu hết các ngành khác trong trường đều phải tuyển sinh viên tốt nghiệp loại khá và cũng rất khó tuyển. Thậm chí, có ngành, có năm chúng tôi không tuyển được GV nào”.
Khó tuyển
Mỗi năm Trường ĐH Mỏ – Địa chất tuyển khoảng gần 100 GV vào nhiều chuyên ngành khác nhau của trường. Tuy nhiên, năm nào trường cũng không tuyển đủ số lượng GV theo nhu cầu. Ông Lê Trọng Thắng – Trưởng phòng Đào tạo nhà trường – cho biết: “Chỉ những chuyên ngành chính của trường như địa chất, dầu khí… là có nhiều ứng viên giỏi tham gia dự tuyển. Còn hầu hết các ngành khác trong trường đều phải tuyển sinh viên tốt nghiệp loại khá và cũng rất khó tuyển. Thậm chí, có ngành, có năm chúng tôi không tuyển được GV nào”.
ĐH Thái Nguyên năm nay cũng tuyển khoảng 70 – 80 GV. Ông Ngô Việt Hải – Phó GĐ ĐH Thái Nguyên – cho biết: “Mặc dù có rất nhiều hồ sơ dự tuyển nhưng không đáp ứng được yêu cầu nên có ngành trường vẫn thiếu GV”. Theo ông Trần Mạnh Dũng – Trưởng phòng Đào tạo Học viện Ngân hàng – thì năm nào trường cũng tuyển vài chục GV. Tuy nhiên, vẫn có những ngành rơi vào tình trạng khó tuyển như công nghệ thông tin.
Vì sao khó giữ chân?
Phân tích nguyên nhân tại sao khó tuyển GV trẻ, ông Lê Trọng Thắng khẳng định: “Lý do là lương quá thấp. Một sinh viên tốt nghiệp loại giỏi nếu ở lại trường làm GV lương khởi điểm chỉ 2 triệu đồng/tháng. Trong khi đó ra làm tại DN mức lương cao gấp năm, bảy lần nên nhiều em không ở lại”. Ông Huỳnh Thanh Hùng – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm TPHCM – khi đề cập đến vấn đề này chia sẻ: Nếu yêu cầu hàng đầu của những GV trẻ là phải lương cao thì quả thật hầu như (nếu không muốn nói là tất cả) các trường công lập đều phải từ chối… không tuyển!
Một vấn đề khác, khiến các trường “đau đầu” hơn đó là chế độ giữ chân người tài. Ông Hoàng Trọng Dũng – Học viện Ngân hàng – phân tích thêm: “Mức lương GV ĐH so với một số ngành khác thấp hơn nhưng lại đòi hỏi cao hơn về trình độ. Bên cạnh đó, sau khi vào làm GV, sinh viên phải mất một, hai năm tập sự và chịu áp lực liên tục nâng cao trình độ. Nhiều sinh viên giỏi khi ở lại làm GV đều có mục tiêu tìm học bổng để du học nước ngoài nhưng khi đi du học về nhiều em đã xin ra ngoài làm, lý do chủ yếu vẫn là thu nhập cao hơn trong trường”.
Vì sao khó giữ chân?
Phân tích nguyên nhân tại sao khó tuyển GV trẻ, ông Lê Trọng Thắng khẳng định: “Lý do là lương quá thấp. Một sinh viên tốt nghiệp loại giỏi nếu ở lại trường làm GV lương khởi điểm chỉ 2 triệu đồng/tháng. Trong khi đó ra làm tại DN mức lương cao gấp năm, bảy lần nên nhiều em không ở lại”. Ông Huỳnh Thanh Hùng – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm TPHCM – khi đề cập đến vấn đề này chia sẻ: Nếu yêu cầu hàng đầu của những GV trẻ là phải lương cao thì quả thật hầu như (nếu không muốn nói là tất cả) các trường công lập đều phải từ chối… không tuyển!
Một vấn đề khác, khiến các trường “đau đầu” hơn đó là chế độ giữ chân người tài. Ông Hoàng Trọng Dũng – Học viện Ngân hàng – phân tích thêm: “Mức lương GV ĐH so với một số ngành khác thấp hơn nhưng lại đòi hỏi cao hơn về trình độ. Bên cạnh đó, sau khi vào làm GV, sinh viên phải mất một, hai năm tập sự và chịu áp lực liên tục nâng cao trình độ. Nhiều sinh viên giỏi khi ở lại làm GV đều có mục tiêu tìm học bổng để du học nước ngoài nhưng khi đi du học về nhiều em đã xin ra ngoài làm, lý do chủ yếu vẫn là thu nhập cao hơn trong trường”.
Thể Uyên – Ngân Anh
Theo Lao Động
Bình luận (0)