Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Giành con vì xem đó là… “tài sản”!

Tạp Chí Giáo Dục

Ông Du và bà Ly là nguyên đơn và b đơn trong mt v phúc thm ly hôn đòi quyn nuôi con. Ông Du không biết tiếng Vit, nếu giành đưc quyn nuôi con s thuê thêm mt ngưi phiên dch. Còn bà Ly quyết giành bng đưc con đ giao phó cho b m rut nuôi dưng…

Phiên tòa gii quyết v ly hôn đòi quyn nuôi con ca ông Du và bà Ly

Một vị thẩm phán lắc đầu ngao ngán bởi cả hai chỉ xem con là thứ “tài sản” cần phải giành giật về mình, chưa ai nghĩ đến nỗi đau và biến động tâm lý con có thể gặp phải.

Gia pháp đình chng “t” v “mt nết”

Ngày 20-8, phiên pháp đình xét xử phúc thẩm ly hôn giữa nguyên đơn là ông Kim Shen Du (người Hàn Quốc) và bị đơn là bà Lê Thị Hồng Ly (quê tỉnh Đồng Nai, tên nguyên đơn và bị đơn đã được thay đổi) diễn ra trong không khí nặng nề. Sau gần 10 năm đầu gối tay ấp, ở chốn pháp đình cả hai ngồi cách nhau chỉ 1 gang tay nhưng mỗi người quay mặt về một hướng, tuyệt nhiên không nói với nhau nửa lời. Phiên tòa cũng kéo dài hơn thường lệ vì từ đầu đến cuối phiên tòa, ông Du luôn cần sự trợ giúp của một người phiên dịch trao đổi bằng tiếng Anh dù đó là những câu giao tiếp đơn giản nhất.

Theo hồ sơ, ông Du và bà Ly kết hôn năm 2008, đến năm 2010 bà Ly sinh được một bé gái. Ít lâu sau kết hôn, cuộc sống gia đình trở nên “cơm không lành, canh không ngọt”. Khi mâu thuẫn gia đình lên đến đỉnh điểm, khoảng tháng 6-2018, bà Ly chủ động đệ đơn lên tòa án địa phương yêu cầu ly hôn. Tòa án Hôn nhân Gia đình tỉnh Đồng Nai thụ lý chấp nhận yêu cầu của các bên, theo đó tuyên chấm dứt quan hệ vợ chồng giữa ông Du và bà Ly, tài sản được tạo lập trong quá trình vợ chồng được chia đôi. Về quyền nuôi con, HĐXX đã hỏi ý kiến và nguyện vọng của đứa bé (nay 9 tuổi) và giao quyền nuôi con cho bà Ly, đồng thời buộc ông Du phải đều đặn trợ cấp hành tháng để nuôi con. Không chấp nhận yêu cầu giao con cho vợ nuôi dưỡng, ông Du đệ đơn kháng cáo lên tòa án cấp cao để đòi quyền nuôi con cho bằng được.

Ở phiên tòa phúc thẩm, dù đại diện Viện Kiểm sát (VKS) và HĐXX đã giải thích rõ về quy định đối với trẻ dưới 36 tháng tuổi buộc phải giao cho người mẹ nuôi dưỡng, trẻ từ 36 tháng tuổi trở lên thì mọi phán quyết của tòa đều phụ thuộc vào nguyện vọng mong muốn của trẻ. HĐXX một lần nữa hỏi lại phía nguyên đơn “ở phiên tòa sơ thẩm, đứa trẻ đã bày tỏ nguyện vọng được sống cùng mẹ, tòa đã thuận theo nguyện vọng đó. Nếu trong phiên tòa hôm nay, đứa trẻ vẫn chọn ở cùng mẹ thì nguyên đơn có chấp nhận rút đơn kháng cáo hay không?”. Thông qua người phiên dịch, người đàn ông ngoại quốc vẫn một mực khẳng định “không chấp nhận”. Ông kể, nguyên nhân của việc một mực đòi quyền nuôi con là không còn tin tưởng vợ. Bởi từ nhiều năm nay, vợ của ông đều phó mặc con cho ông bà ngoại (tức bố mẹ ruột của bà Ly – PV) mà chưa từng trực tiếp chăm sóc con. “Tôi đã chứng kiến một thời gian dài vợ tôi bỏ mặc con để sang Hàn Quốc. Tôi cũng đã chứng kiến nhiều mối quan hệ ngoài luồng của vợ. Cô ấy đã nói dối tôi rất nhiều, tôi không còn tin tưởng giao con cho cô ấy…” – ông Du thẳng thừng tố cáo vợ cũ “mất nết” ngay tại tòa.

Giành con nh ngưi khác nuôi

V ch ta nghiêm khc: “H ly ca các v ly hôn là nhng đa tr có kh năng b xáo trn tâm lý vì phi sng thiếu b hoc m. Đó là ni đau đn nht đi vi con tr, nhưng ti tòa c hai ông bà đã nghĩ v quyn li ca con hay chưa? Rng quyết đnh như thế nào đ gim thiu ti đa đau kh cho đa tr, hay ông bà ch nghĩ v quyn li và giành git quyn li cho mình…”.

Trước những lời tố cáo của chồng cũ, bà Ly ngồi cúi mặt chỉ cho rằng dù đã sinh sống và làm việc ở Việt Nam 11 năm trời nhưng ông Du không biết tiếng Việt dù chỉ là giao tiếp cơ bản. Trong cuộc sống thường ngày, ông Du quá bận rộn, lại thêm cách trở về ngôn ngữ nên hầu như giữa cha và con không có tình cảm. Bà Ly nói thêm, bản thân không chăm sóc được cho con, từ nhỏ đến nay đứa trẻ đều được ông bà ngoại nuôi nấng. “Nay gia đình đổ vỡ, con được sống trong tình thương của ông bà ngoại vẫn là tốt nhất. Bởi từ bao lâu nay, cháu vẫn phát triển khỏe mạnh, bình thường, là một trong những học sinh có học lực giỏi trong lớp” – bà Ly cho biết.

Ông Du phản bác, cho rằng ông có thu nhập cao, ổn định, nếu được sống cùng mình thì con gái sẽ có nhiều cơ hội hơn trong tương lai. “Tôi đã chuẩn bị kế hoạch tài chính để mua nhà cho con, cho cháu học ở trường quốc tế. Lên cấp 2 và cấp 3 sẽ cho cháu học ở trường song ngữ. Sau đó, cháu sẽ được học tập ở Hàn Quốc khi vào đại học… Khi đó tương lai của cháu sẽ nhiều cơ hội để phát triển hơn”. Vị chủ tọa phiên tòa truy vấn: “Ông không biết tiếng Việt, ông nuôi con bằng cách nào?”. Người đàn ông trả lời bằng tiếng Anh được phiên dịch viên dịch lại cẩn thận “tôi sẽ thuê một người phiên dịch để hỗ trợ trong quá trình nuôi dưỡng cháu”. Chủ tọa tiếp tục “vặn”: “11 năm trời nhưng ông không học tiếng Việt, con ông còn quá nhỏ để biết tiếng Hàn và tiếng Anh, từ đó đủ để thấy trong những năm qua con gái của ông đã thiếu thốn tình cảm cha con như thế nào. Ông đã thật sự muốn những điều tốt nhất cho con mình hay chưa?”. Nguyên đơn im lặng sau khi được nữ phiên dịch truyền đạt.

Nhiều giờ xét hỏi, tranh luận trôi qua, HĐXX nhận thấy cần tìm hiểu thêm về nguyện vọng cũng như mong muốn của đứa trẻ, do đó yêu cầu tạm hoãn phiên tòa, xét xử lại trong phiên tòa sau.

Bài, nh: Hoài Thương

Bình luận (0)