Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

“Giành giật” con vì chuyện học hè

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Đón đầu kỳ nghỉ hè của con, chị Trinh vội vàng đi đăng ký các lớp học hè, Toán, Anh, Văn cho con, “chạy trước” chương trình. Anh Mạnh chồng chị không đồng ý, đòi cho cháu về quê. Cậu con trai đang học lớp 3 đứng giữa cuộc giành giật của bố mẹ.
Bố một đằng, mẹ một nẻo

Từ đầu tháng 5, anh Mạnh (ngụ ở Q.3, TPHCM) đã đồng ý với bố mẹ hè này sẽ cho cu Kem về quê với ông bà. Mấy năm rồi, liên tục đi học hè cháu không được về quê chơi dù chỉ cách hơn trăm cây số (ở Tây Ninh). Nghe chồng nói vậy, chị Trinh vợ anh nhảy dựng lên nói rằng mình đã đăng ký cho con học thêm, không thể về quê được

Khi con còn chưa nghỉ hè, nhiều bậc cha mẹ đã đôn đáo lo tìm chỗ học hè cho con.

Hai vợ chồng anh Mạnh nổi xung với nhau vì cho rằng người kia tự ý quyết định, không hỏi ý kiến mình. Anh Mạnh thuyết phục vợ rằng con học quanh năm đã rất căng thẳng, cần phải nghỉ

 

“Hè này con muốn về quê với ông bà nhưng bố mẹ không cho vì con phải ở lại học hè. Ông bà con ở Sóc Trăng” – tâm sự của em Nguyễn Ngọc Dư, học sinh lớp 4B, Trường tiểu học Trần Văn Ơn (Q.12, TP.HCM).

ngơi, hít thở không khí trong lành nhưng chị Trinh không nghe, chỉ chăm chăm cho rằng bây giờ hè phải học trước chương trình nếu không vào năm học thua bạn bè ngay. “Con nhà người ta đi học hết, sao con anh phải nghỉ? Nghỉ để cho nó kém, nó dốt đi vào năm học lại không biết chữ gì”, chị Trinh nói.

Anh Mạnh không chịu, nói rằng mình đã hứa với ông bà, không thể thay đổi. Chị Trinh nghe vậy cầm điện thoại gọi ngay cho bố mẹ chồng thông báo cháu đích tôn phải đi học, không về quê được. Ông bà nội nhớ cháu, cố thuyết phục còn bị con dâu “răn”: “Học sinh ở thành phố đâu phải như ở quê. Ông bà rủ rê cháu, cháu nó học kém ông bà chịu tránh nhiệm được không?”.
Anh Mạnh cũng không vừa, vẫn khẳng định với bố mẹ, chờ cháu tổng kết sẽ đưa cháu xuống chơi với ông bà. Vợ chồng họ cãi nhau mấy tuần nay mà vẫn chưa đi đến hồi kết.
Sợ con học nhiều phát bệnh, chị Hiền (ngụ ở P. Tân Quý, Q. Tân Phú, TP.HCM) quyết định ngày hè năm nay sẽ không ép con đi học thêm mà để cháu vui chơi. Chồng chị nghe vậy nổi khùng, anh cho rằng ngày hè là cơ hội để con học nâng cao, trau dồi Ngoại ngữ và học thêm một số môn năng khiếu với lý lẽ trẻ học nhiều quá sẽ phát bệnh, hè là để con chơi. Chồng chị cười tỏ ý chê vợ kém hiểu biết: “Vậy cả thiên hạ này người ta phát bệnh hết chắc. Hè thời của cô cách đây hai chục năm khác với giờ nhiều lắm. Chiều lắm vào cho nó hư đi”.
Thấy chị Hiền khăng khăng theo ý của mình, chồng chị vẫn đi đăng ký học thêm ở trường cho con. Ngoài ra anh còn đăng ký liền các môn ngoại ngữ ở các trung tâm. Anh lôi con ra và hỏi: “Mày thích học hay thích chơi? Nếu thích chơi thì cho nghỉ học, sau này đi ăn mày”. Cô con gái nhìn bố mẹ nước mắt ngắn nước mắt dài: "Con đi học" dù trước đó cháu đã nói với mẹ hè được chơi là thích nhất.
Chị Hiền uất ức: “Ông ấy đăng ký đóng tiền rồi, không học thì cũng phải học. Bây giờ mình không cho cháu đi học chắc chắn gia đình sẽ chẳng được yên”.
Đừng “cưỡng bức” ngày hè của trẻ
Từ nghỉ hè dường như đang ngày càng đang xa vời với trẻ em thành phố bởi chưa kịp nghỉ bố mẹ các em đã có ngay kế hoạch học tập trong hè cho con. Nếu con không học hè, họ lo lắng rằng con sẽ quên hết bài vở, không kịp theo bạn bè khi nào năm học mới.
Không ít trẻ, lịch học vào dịp hè còn dày đặc hơn trong năm học vì không phải đến trường nên nhiều phụ tranh thủ “nhồi nhét” tất cả các môn học cho con như văn hóa, ngoại ngữ, luyện chữ, học năng khiếu…
Cũng có những phụ huynh mong muốn ngày hè con được nghỉ ngơi nhưng không được vợ/chồng đồng tình. Nhiều cuộc giành giật con nhỏ theo ý mình cũng bắt đầu từ những mâu thuẫn, xung đột này mà ít ai quan tâm đến mong muốn thật sự của trẻ.
Như cháu Kem con anh Mạnh chị Trinh thút thít với bố: ““Bố mẹ làm nhiều cũng phải có lúc nghỉ ngơi, sao nghỉ hè còn bắt con đi học?”. Ông bố này đang hết sức đâu đầu vì nếu anh làm theo ý mình vợ anh “ăn vạ” bằng cách giận dỗi, nhịn ăn nếu anh không chịu cho cháu đi học hè. "Muốn là vậy nhưng thật tình tôi cũng lo để con chơi nó quên hết bài vở, sao lên lớp mới được?", anh Mạnh nói.
Trước lo lắng của nhiều ông bố bà mẹ là ngày hè nếu trẻ không học bài sẽ quên hết kiến thức, ông Lê Ngọc Điệp, trưởng phòng Giáo dục Tiểu học (Sở GD-ĐT TPHCM) chia sẻ rằng, bộ não của con người có một dung lượng nhất định không thể cứ nhồi nhét kiến thức liên tục. Việc vui chơi, tinh thần thoải mái cũng sẽ giúp trẻ tự nhiên khôi phục các kiến thức đã học chứ không phải chơi là quên như lo lắng của nhiều người.
Ông Điệp cho rằng, nhiều ông bố bà mẹ đang “cưỡng bức ngày hè của con”. Trong khi đây là quãng thời gian trẻ cần để ghỉ ngơi, dưỡng não sau 9 tháng học đã rất mệt mỏi. Những lúc này, phụ huynh ần cho trẻ vui chơi, chăm lo sức khỏe… làm sao để tạo nên ký ức về tuổi thơ thật hồn nhiên, thoải mái với trẻ.
“Nếu có ông bà ở quê nên cho cháu về quê chơi giúp cháu xả hết căng thẳng. Điều này cũng giúp trẻ cảm nhận cuộc sống quanh mình phong phú hơn cũng như tạo nên ký ức tuổi thơ đẹp trong trẻ”, ông Điệp khuyên.
Hoài Nam / Dan tri

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)