Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Giành giật sự sống nơi nhà thương

Tạp Chí Giáo Dục

Sau 4 gi đng h chy thn, Kiu đưc bà ngoi cõng ra chiếc giưng xếp bên ngoài hành lang. Ngưi bà hai mt đ hoe k, Kiu vn ham hc, my năm đu còn mang tp vào bnh vin đ t hc, nhưng ri tp v đu phi xếp xó vì cơn đau đn mi lúc mt tăng. Có nhiu lúc Kiu tnh dy sau cơn mơ, nm ly tay bà ú : “Bà gng nuôi cháu, ln lên cháu nuôi li bà. Nhưng không biết cháu có “đi” trưc bà hay không…”.

Hin nay ti BV Nhi đng 2 đang điu tr chy thn nhân to cho 40 bnh nhi. Ảnh: HT

“Tri kêu ai ny d

Gần 7 giờ sáng, bên ngoài hành lang Khoa Thận – Nội tiết, BV Nhi đồng 2 TP.HCM, những bệnh nhi và thân nhân nuôi bệnh đã tất bật với bữa ăn vội. Ở một góc nhỏ, cạnh những đứa trẻ gầy nhom vẫn còn bơ phờ sau một đêm mất ngủ, chị Chung Kim Tiêm (41 tuổi, quê huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau) cùng con gái là bệnh nhân Tô Cẩm Lụa (SN 2004) vừa ăn xong gói xôi đã vội vã vào phòng chạy thận nhân tạo cho kịp giờ. Như thường lệ, bác sĩ kiểm tra, gắn các thiết bị lọc máu vào tay, Lụa quay sang nhìn mẹ rồi nước mắt trào xuống, còn chị Tiêm quay đi, kéo vạt áo dụi vào khóe mắt.

Chị ngậm ngùi: “Mấy hôm nay nó trở mệt nhiều hơn, đêm nào cũng nhức mỏi người không ngủ được. Tôi phải thức ngồi bên để quạt, xoa bóp cho con. Không hiểu sao đợt này nó hay nói những lời đa cảm, hay nũng nịu khóc nhè…”.

Lụa sinh ra đã không được may mắn vì có một khối u nhỏ ở vùng thắt lưng, chỉ vài tháng tuổi đã nhập viện ở BV địa phương rồi tiếp tục được chuyển lên Sài Gòn điều trị trong nhiều năm trời. Sau ca phẫu thuật thoát vị não tủy thắt lưng, tưởng con sẽ có cơ may được cứu sống nhưng rồi bệnh chồng bệnh, Lụa  bị bàng quang thần kinh, tràn dịch ngược dẫn đến suy thận. Điều trị tại BV Nhi đồng 1 gần 1 năm, Lụa được chuyển sang BV Nhi đồng 2 để chạy thận duy trì sự sống. Chị Tiêm ngấn lệ: “Tính đến nay đã 6 cái Tết cả 2 mẹ con không được về nhà”.

Cũng như Lụa, bệnh nhân Nguyễn Văn Minh (SN 2004, quê huyện Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng) đã ăn nằm tại BV Nhi đồng 2 gần 7 năm nay. Chị Mai Thị Hiền (43 tuổi, mẹ của Minh) tâm tư: “Hai đứa con lớn đều là gái. Mong mỏi có một đứa con trai “chống gậy”, mãi đến năm 2004 cả hai vợ chồng mới vỡ òa khi Minh chào đời. Khoảng 1 tuổi, tôi thấy con xanh xao, ốm yếu, xuống ký nên đưa con lên Sài Gòn khám thì phát hiện cháu bị suy thận – suy giáp bẩm sinh. Tôi gần như ngã gục, trời cho rồi trời lại “cướp”…”.

Bên trong phòng chạy thận nhân tạo có gần 10 bệnh nhi đang được lọc máu, bên ngoài hành lang cũng ngần ấy người bà, người mẹ đang thấp thỏm chờ cháu, chờ con.

Chung cảnh “trời kêu ai nấy dạ” như chị Tiêm, chị Hiền, bà Nguyễn Thị Nguyệt (70 tuổi, quê huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên) đứng ngồi không yên, chốc chốc lại tựa mắt vào khe cửa, nơi mà bên trong có ánh mắt của đứa cháu ngoại luôn dõi tìm bà. Bà Nguyệt đưa tay quệt dòng nước trên gò má đen sạm, hồi ức: “Nó đang học lớp 2 thì ngã bệnh, khi đưa vào BV khám đã phát hiện suy thận giai đoạn cuối. Cả nhà tôi như “sét đánh giữa trời quang”, ai cũng đau đớn nhưng rồi phải đứng lên để mỗi người một tay cầm cự sự sống cho cháu. Đến nay đã 7 năm trời. 2 năm nay chân tay nó đều đã teo, không đi lại được nữa. Thôi thì còn nước còn tát, cầm cự được ngày nào hay ngày đó…”.

Mi mòn ch s sng

Hơn 11 giờ trưa. Sài Gòn nắng như đổ lửa. Cửa phòng chạy thận vừa mở ra thì những người mẹ, người bà tất tả bước vào đỡ lấy những đứa trẻ lên lưng.

Bệnh nhi Lê Diễm Kiều (14 tuổi, cháu ngoại của bà Nguyệt) nằm ép trên lưng bà, không còn một chút sức lực. Cõng cháu ra chiếc giường xếp bên ngoài hành lang, phải mất một lúc lâu bà lão 70 tuổi mới xoay trở cho cháu nằm được xuống giường. Kiều gầy nhom, chân tay khẳng khiu như que củi khóc lẫy trong vòng tay bà. Bà Nguyệt liền hiểu ý cháu, vớ lấy chiếc tăm bông nhẹ nhàng chà vào cánh tay giữa 2 miếng băng đang băng kín. Bà kể: “Lần nào cũng vậy, lọc máu xong là nó đều rất đau, nhức mỏi mình mẩy, thêm tủi thân nên mau nước mắt. Có tôi xoa bóp, gãi ở vết thương thì đỡ đau hơn, nó mới thiếp đi được một lúc… Nó ham học lắm, rồi đùng đùng ngã bệnh phải nghỉ ngang. Mấy năm đầu còn khỏe nó mang cả tập vở xuống bệnh viện tự học. Nó nói, sẽ gắng học để khỏi bệnh còn theo kịp lớp. Nhưng rồi càng ngày càng nặng, nay tập vở đều phải xếp xó hết”.

Chỉ tay vào từng người, từng đứa trẻ đang nằm, ngồi xung quanh, bà Nguyệt kể rõ họ tên, địa chỉ và hoàn cảnh của từng người. Bà kể, hầu hết những gia đình ở đây đều theo con chạy thận cầm cự sự sống đã 6, 7 năm ròng. Mỗi nhà một hoàn cảnh, nhưng đều chung cảnh nghèo.

Bà Nguyn Th Nguyt (quê Phú Yên) xoa bóp cho cháu (đang hc lp 2) sau bui chy thn ti BV Nhi đng 2 TP.HCM. Ảnh: HT

“Mỗi tuần mấy đứa nhỏ đều phải chạy thận 3 ngày (thứ hai, thứ tư, thứ sáu). Người lớn, trẻ nhỏ gặp nhau riết thành thân quen, coi nhau như người thân, có miếng ngon miếng lành là chia nhau mỗi người một ít. Hồi trước con nằm phòng bệnh, mẹ ngủ ở hành lang. Hơn 3 năm nay, chúng tôi được một mái ấm ở Q.Thủ Đức cưu mang, ngày con không chạy thận được cho ăn ở miễn phí, ngày điều trị thì ai tự túc nấy. Trước đây, nhóm chúng tôi có hết thảy 9 nhà ở mái ấm (9 trẻ, 9 người lớn nuôi bệnh), Tết vừa rồi có 2 đứa về tỉnh điều trị, 2 đứa đã mất, nay chỉ còn lại 5 nhà. Chứng kiến mấy đứa nhỏ ra đi ai cũng đứt ruột nghĩ đến cảnh “trời kêu ai nấy dạ” của mình…”, bà Nguyệt nghẹn ngào.

Ngay cạnh giường xếp nơi Kiều đang thiếp đi vì mệt là chiếc giường xếp ọp ẹp của mẹ con chị Huỳnh Thị Phượng (SN 1960, quê tỉnh Sóc Trăng). Bé Trương Tuấn Phát (SN 2008) vừa nhai cơm vừa lay lay tay mẹ, hỏi: “Mẹ nói bệnh con sắp khỏi, bao giờ con mới khỏi để được về nhà. Con nhớ bà, nhớ ba. Mẹ xin bác sĩ cho con về nhà…”. Người mẹ nước mắt trào ra không thốt được thành lời.

BS.CKII Hoàng Ngọc Quý – Phó khoa Thận – Nội tiết, Trưởng đơn vị Thận nhân tạo, BV Nhi đồng 2 TP.HCM – cho biết, hiện nay tại đơn vị đang điều trị chạy thận nhân tạo cho 40 bệnh nhi suy thận mạn giai đoạn cuối. Ngoài chạy thận nhân tạo, bệnh nhi phải phối hợp điều trị nội khoa, sử dụng các thuốc để kiểm soát huyết áp, bổ sung canxi, thuốc tạo máu… Đồng thời có chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bệnh nhi suy thận, hạn chế muối, nước, kali…

“Suy thận mạn là bệnh mạn tính, quá trình điều trị  lâu dài và liên tục. Đối với phương pháp chạy thận nhân tạo, bệnh nhân được lọc máu thường xuyên mỗi tuần 3 lần, mỗi lần 4 tiếng, bên cạnh đó là chế độ thuốc và dinh dưỡng. Tuy nhiên, do hầu hết các bệnh nhi đang điều trị tại đây đều có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, thường thì có gì ăn nấy hoặc xin các khẩu phần cơm từ thiện. Chế độ dinh dưỡng không hợp lý có thể khiến các chất có hại tích tụ lại trong cơ thể, dẫn đến bệnh nhi bị cao huyết áp, suy tim… khiến tình trạng bệnh nặng hơn, khó điều trị hơn. Nhiều gia đình bệnh nhi có nguyện vọng ghép thận cho con, tuy nhiên hiện nay nguồn thận hiến vẫn còn rất hạn chế, trong khi đó danh sách chờ ghép thận ngày càng kéo dài”, BS Quý nhấn mạnh.

Hoài Thương

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)