Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Giáo dục 50 năm tới sẽ như thế nào?

Tạp Chí Giáo Dục

50 năm sau, học sinh sẽ không còn ở trong thư viện nhiều để lật tìm dữ liệu từng trang sách, thay vào đó các em có thể nhanh chóng tìm ra thông tin cần thiết trên internet.
Theo Jonathan Rochelle, người đứng đầu trong bộ phận quản lý các sản phẩm về giáo dục của Google dự đoán 50 năm tới mọi người thậm chí sẽ còn chứng kiến nhiều thay đổi lớn lao hơn thời điểm hiện tại.
Trường học theo không gian tương tác ảo
Khoảng trước năm 2066, Rochelle nói, trường học sẽ trở thành không gian mở tương tác, nhờ sự ra đời của thực tế ảo. Thay vì phải cùng học trong một không gian vật lý, học sinh có thể học cùng nhau tương tác từ xa thông qua các nền tảng trực tuyến.

 /// Ảnh minh họa: Chụp màn hình Business Insider
Ảnh minh họa: Chụp màn hình Business Insider

Rochelle cũng có cái nhìn độc đáo về tinh thần chia sẻ mang tính đồng đội. Năm 2006, ông đồng sáng lập ra bộ Google Docs, và ông cho rằng từ nền tảng này sẽ có những phần mềm, ứng dụng tích hợp để xúc tiến việc lên kế hoạch học tập và chia sẻ thông tin, kiến thức rộng rãi hơn không gian lớp học.
Rochelle tin tưởng trường học trong tương lai sẽ lấy sự tương tác là ưu tiên hàng đầu khi internet vẫn tiếp tục phát triển và len lỏi không ngừng vào mọi khía cạnh của đời sống. “Chúng tôi không bao giờ đánh giá thấp tầm quan trọng của tương tác xã hội và hợp tác học tập. Do đó, các trường học không nên chỉ dừng ở việc dạy học sinh kiến thức nền tảng mà còn nên dạy các em tương tác với nhau”, Rochelle nói với Business Insider.
Máy học trực quan sẽ được ứng dụng
Học sinh có thể học tốt nhất khi được nhóm lại thành từng nhóm phù hợp. Vì vậy, Rochelle dự đoán sẽ có loại máy để giúp học sinh kiểm tra và nhóm lại theo mức độ khả năng, chứ không phải hệ thống nhóm theo độ tuổi như hiện tại.
Loại máy học trực quan này cũng giúp các em xác định đúng đắn hơn con đường sự nghiệp. Những em không thích môn toán, nhưng có năng lực mạnh mẽ cho ngôn ngữ có thể biết khả năng của mình và không cần phải tập trung vào môn toán. Ngược lại, các em khác có ưu thế về toán học có thể hoàn toàn tập trung vào nó.
Cần phải có sự nỗ lực cập nhật của giáo viên
Mặc dù công nghệ có thể làm được rất nhiều thay đổi mang tính cách mạng, nhưng Rochelle cho biết công nghệ không thể tự mình biến đổi nền giáo dục, mà phải có nhân lực giúp các học sinh tìm hiểu, thích nghi với sự phát triển. Khi thế giới công nghệ trở nên tiên tiến hơn, đòi hỏi giáo viên cũng sẽ cần cập nhật để thích nghi, hướng dẫn cho học sinh một cách thoải mái, hiệu quả nhất. “Hãy tưởng tượng nếu các giáo viên có thể dạy cho học sinh cách sử dụng các công cụ từ công nghệ, ứng dụng nó vào việc học, thì các em hoàn toàn có thể đứng trên vai những người khổng lồ để thực hiện bước phát triển tiếp theo,” Rochelle chia sẻ.

Phương Anh (TNO)

 

Bình luận (0)