Hội nhậpGiáo dục khắp nơi

Giáo dục Ấn Độ: Thu hút học sinh nước ngoài

Tạp Chí Giáo Dục

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Một trường tiểu học tại Ấn ĐộVới hệ thống giáo dục được công nhận trên toàn thế giới, cộng với chi phí học tập và sinh hoạt thấp, NẤn Độ đang là sự lựa chọn của các gia đình muốn cho con du học ngay từ phổ thông, đặc biệt là các nước châu Á.

Sự lựa chọn của các gia đình Hàn Quốc

Không chỉ Việt Nam đã có nhiều học sinh, sinh viên du học tại Ấn Độ mà phụ huynh tại nhiều quốc gia của châu Á, trong đó phụ huynh ở Hàn Quốc cũng rất mặn mà với việc cho con học hành tại Ấn Độ. Ông Chung Hong-sik, 44 tuổi, sống ở thành phố Ulsan (Hàn Quốc) vừa quyết định cho hai người con trai (12 và 13 tuổi) vào học một trường quốc tế gần Mumbai (Ấn Độ). Ban đầu, ông định cho hai “cậu ấm” du học ở Mỹ hoặc Anh, song đã đổi ý khi nghe người hàng xóm (đang có con học tại Ấn Độ) khuyên nên du học nước này. Có nhiều lý do khiến ngày càng nhiều gia đình Hàn Quốc cho con sang du học Ấn Độ. Chi phí học tiếng Anh ở đây rẻ hơn nhiều so với ở Mỹ hay Anh. Các phụ huynh cũng đánh giá cao thế mạnh của nền giáo dục Ấn Độ trong các môn khoa học tự nhiên. Theo Đại sứ quán Ấn Độ tại Seoul, trong năm 2005, số lượng học sinh Hàn du học Ấn Độ là 1.156 em. Đến năm 2006, con số này lên tới 1.435 em. Có tới 100 sinh viên Hàn Quốc đang theo học tại trường Woodstock danh tiếng ở Dehradun, miền Bắc Ấn Độ, chiếm 20% trong tổng số 500 sinh viên của trường.

Học sinh Nhật cũng học trường ở Ấn Độ

Giáo dục Ấn Độ cũng đang trở thành mốt thời thượng ở đất nước Nhật. Ngay cả Bộ Giáo dục Nhật Bản, nơi vẫn có tiếng là bảo thủ, cũng bắt đầu bàn luận các phương pháp dạy học Ấn Độ.

Tại Trường Mẫu giáo Anh ngữ quốc tế Little Angels ở thủ đô Tokyo, toàn bộ sách giáo khoa đều là sách Ấn Độ, phần lớn giáo viên đến từ các nước Nam Á. Đây là trường đầu tiên ở Nhật dạy tiếng Anh cho học sinh với giáo viên là người châu Á chứ không phải là người phương Tây. Ngoài Little Angels, vài chục trường quốc tế Ấn Độ khác ở đây cũng tràn ngập học sinh Nhật. Các bậc cha mẹ đưa con theo học với kỳ vọng nền giáo dục Ấn có thể lấp các lỗ hổng kiến thức ở trường Nhật và giúp vượt qua kỳ thi đại học vốn rất khắt khe. Ông Nirmal Jain, Hiệu trưởng một trường quốc tế Ấn Độ, khẳng định: “Chúng tôi cảm nhận được mối quan tâm rất lớn của các bậc phụ huynh Nhật”. Sự thịnh vượng của giáo dục Ấn Độ tại Nhật Bản đã phản ánh sự thiếu niềm tin của người Nhật vào hệ thống giáo dục của mình mà nguyên nhân một phần là do Nhật bị yếu thế trong các cuộc tranh tài học sinh cấp quốc tế. Theo khảo sát của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) công bố tháng 12-2007, sinh viên Nhật Bản đã đánh mất vị trí số 1 của năm 2000. Đối với môn khoa học, niềm tự hào của người Nhật, nước này đã rớt từ ngôi á quân xuống vị trí thứ 6. Trong khi đó, minh chứng cho tính hiệu quả của hệ thống giáo dục, Ấn Độ đang phát triển một cách ngoạn mục, trở thành nước xuất khẩu hàng đầu về nhân lực trình độ cao trong ngành kinh doanh internet, lập trình – những lĩnh vực mà Nhật đã thất bại khi thâm nhập vào.

Trường Tây cũng ngại

Tháng 3 vừa qua, Trường St. Xavier’s College of Kolkata, một trong những cơ sở đào tạo bậc đại học chính thống nhất ở Ấn Độ, thông báo về việc hợp tác với Đại học Manitoba (Canada). Đây là sự hợp tác đầu tiên của trường với một cơ sở đào tạo bậc đại học của nước ngoài trong suốt 150 lịch sử của trường. Không chỉ riêng Trường St. Xavier’s, trong hai năm qua, đã có rất nhiều trường đại học nước ngoài “bắt tay” với các trường đại học Ấn Độ, chẳng hạn như các Đại học Harvard, Kellogg, Michigan, Carnegie Mellon, Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), Trường Grenoble Ecole de Management (Pháp), Trường Kinh doanh Aston (Anh). Đồng thời, các trường đại học theo hướng nghiên cứu như Trường Kinh doanh London, Đại học Stanford và Trường Quản lý Anderson thuộc Đại học California (Mỹ)… cũng đang ấp ủ dự định thành lập các cơ sở ở quốc gia Nam Á này. Dù khác nhau về phương pháp hợp tác hoặc giảng dạy, tất cả các trường đại học nước ngoài đều cố gắng đáp ứng nhu cầu lớn nhất của sinh viên Ấn Độ: sở hữu bằng cấp “ngoại” mà không phải chi trả những khoản chi phí khổng lồ. Theo nghiên cứu mới của Viện Quy hoạch và Quản lý Giáo dục Quốc gia Ấn Độ, đến nay có hơn 130 trường đại học nước này đã hợp tác với các trường nước ngoài cấp bằng nước ngoài.

H.Hoa

 

 

 

Bình luận (0)