Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Giáo dục chuyên nghiệp, dạy nghề đang “lệch pha”

Tạp Chí Giáo Dục

Giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề ở nước ta đang tồn tại một nghịch lý: lĩnh vực nông – lâm – ngư – nghiệp có tỷ lệ học sinh rất thấp, chỉ chiếm

Những ngành nghề truyền thống nông lâm ngư ít được các trường TCCN đầu tư vì quá ít người học.

4% trên tổng số học sinh trung cấp chuyên nghiệp (TCCN), mặc dù tỷ lệ lao động có việc làm trong khối ngành nghề này chiếm đến trên 50,2%, và tỷ lệ dân số sống trong vùng nông thôn là 72,5%. Trong khi đó, nhóm ngành nghề có quy mô học sinh lớn nhất thuộc lĩnh vực kinh tế – dịch vụ – quản lý chiếm 43%, sau đó đến lĩnh vực công nghiệp – xây dựng (25%).
Theo báo cáo của bộ Giáo dục – đào tạo, quy mô đào tạo TCCN đã tăng gấp 2,4 lần, từ 255.000 học sinh năm 2000 đến trên 614.000 học sinh vào năm 2008. Hiện cả nước có trên 500 cơ sở đào tạo TCCN bao gồm 276 trường TCCN và 230 trường cao đẳng, đại học và học viện có đào tạo bậc học này, với hơn 300 chuyên ngành. Tuy nhiên, nhiều trường TCCN đang có xu hướng đào tạo những ngành nghề ít phải đầu tư trang thiết bị công nghệ, thu hồi vốn nhanh như công nghệ thông tin, kế toán hay quản trị kinh doanh… Nhiều trường TCCN trước đây đào tạo những ngành nghề truyền thống về nông lâm ngư nghiệp lại có xu hướng chuyển sang những lĩnh vực khác, do nhu cầu của người học thấp.
Kết quả điều tra khảo sát mới đây tại 143 doanh nghiệp có sử dụng lao động cho thấy, đánh giá của doanh nghiệp về khả năng đáp ứng thị trường lao động của học sinh TCCN còn thấp, tới 60,7% từ trung bình trở xuống, tốt là 15,4% và khá 24,9%. Trong đó, chỉ số đánh giá năng lực, khả năng ngoại ngữ và thực hành của học sinh TCCN là thấp nhất.
N.Th (SGTT)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)