Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên: Thực trạng và giải pháp

Tạp Chí Giáo Dục

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

55 – 65% số người phạm tội ở nước ta những năm gần đây là thanh, thiếu niên, trong đó có không ít học sinh, sinh viên (HS, SV).

Làm sao để tuổi trẻ học đường có được cuộc sống hoàn toàn trong sáng? Câu hỏi nhức nhối này, được hàng trăm đại biểu tìm cách trả lời tại Hội thảo “Giáo dục đạo đức cho HS, SV ở nước ta hiện nay – Thực trạng và Giải pháp” do Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục VN tổ chức tại Đồng Nai mới đây.

Kết quả điều tra gần đây của Viện nghiên cứu và phát triển GDVN cho thấy: Càng học lên cao thì số HS, SV vi phạm đạo đức càng tăng lên (xem bảng):

Biểu hiện vi phạm

Tiểu học

THCS

THPT

CĐ, ĐH

Tỉ lệ đi học không đúng giờ

20%

21%

58%

85%

Tỉ lệ quay cóp

8%

55%

60%

69%

Tỉ lệ nói dối cha mẹ

22%

50%

64%

83%

Tỉ lệ vi phạm Luật giao thông

4%

35%

70%

84%

Năm 2007, khảo sát từ 30 trường ĐH, CĐ cho thấy: 51,4% SV cho rằng “Sống thử trước hôn nhân” là hiện tượng phổ biến. Số liệu khác của ủy ban Dân số – Kế hoạch hóa gia đình năm 2007 đã báo động: mỗi năm cả nước có hơn 1,5 triệu vụ nạo phá thai, trong đó tuổi vị thành niên chiếm trên 35% (trong đó khoảng 20% là HS, SV).

Đại tá Phạm Đức Chấn – Cục trưởng Cục quản lý trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng (Bộ Công an) báo động: Tính riêng năm 2007, số HS trong 4 trường giáo dưỡng là 3.897 em, so với năm 2000 chỉ có 2.223 em tăng 1.574 HS…

Để bạn đọc rõ hơn thực trạng HS, SV phạm pháp, chúng tôi xin nêu sơ lược 2 vụ án mới đây. Ngày 16.6.2008, trước căn hộ CT5 – Khu đô thị Mỹ Đình (Hà Nội), Công an Hà Nội đã bắt quả tang 3 sinh viên ĐH Công nghiệp Hà Nội là Nguyễn Xuân Thức; Hoàng Tuấn Anh và Dương Thái Nam về hành vi cướp giật tài sản công dân. Chúng khai nhận trước đó đã thực hiện trót lọt hơn chục vụ cướp giật… Nghiêm trọng hơn là vụ giết người ngay giữa sân trường. 7 giờ sáng 18.6.2008, em Nguyễn Thanh Danh – lớp 9G – trường THCS Lý Tự Trọng – TX KonTum, do xích mích đã bị Tiến và Phong – HS trường THCS Nguyễn Huệ – TX KonTum đâm chết ngay giữa sân trường THPT KonTum. Hôm đó, Danh đến trường để luyện thi vào lớp 10…

Khảo sát vài năm gần đây ở 4 trường giáo dưỡng (dành cho trẻ vị thành niên phạm pháp – thuộc Bộ Công an): Trong 3.448 em, có 145 em buôn bán, hút chích ma túy; 12 em cướp giật; 54 em cưỡng đoạt tài sản; 124 em hiếp dâm; 124 em cố ý gây thương tích; 765 em gây rối trật tự công cộng; 48 em lừa đảo; 69 em giết người; 2.112 em trộm cắp; 40 em thuộc về các hành vi phạm tội khác…

Giáo sư Viện sĩ Phạm Minh Hạc – Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam (nguyên Bộ trưởng Bộ GD): Yếu tố quyết định là ý thức tự giáo dục thật sự nghiêm khắc – sự phấn đấu hướng thiện của từng cá nhân, nhất là HS các lớp cuối cấp THCS; THPT và SV… Kết hợp chặt chẽ GD đạo đức trong nhà trường với từng gia đình và ngoài xã hội. GD đạo đức cho tuổi trẻ, đặc biệt là HS, SV đã và đang trở thành nhiệm vụ hết sức cấp bách, nhiệm vụ hàng đầu của các gia đình, nhà trường và toàn xã hội.

Hiện nay, số lượng trẻ vị thành niên nói chung và HS, SV nói riêng phạm pháp đang gia tăng theo xu hướng trẻ hóa và mức độ tội lỗi ngày càng nghiêm trọng. Có rất nhiều nguyên nhân từ phía: Gia đình – Nhà trường – Xã hội… đã xô đẩy các em rơi vào vũng bùn tội lội. Trong đó, tình trạng tổ ấm gia đình bị tan nát, cách nuôi dạy con phản khoa học và sự thiếu gương mẫu của các bậc cha mẹ là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng thanh thiếu niên phạm tội.

Khảo sát tại trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình cho thấy: 18% các em sớm chịu cảnh mồ côi bố, mẹ; 30% bố các em ghiền rượu hoặc cờ bạc, ma túy; 13% bố hoặc mẹ đi tù; 15% bố mẹ bỏ nhau; 99% số em diện đói nghèo, học hành dang dở, thất nghiệp…

Thống kê mới đây của Viện kiểm sát nhân dân tối cao: 71% thiếu niên phạm pháp do không được gia đình chăm sóc giáo dục đến nơi đến chốn. Theo Bộ Công an: nguyên nhân dẫn đến trẻ em phạm pháp chủ yếu đến từ những gia đình bất hạnh.

Về phía các trường học, việc GD đạo đức từ bậc phổ thông đến ĐH có nhiều bất ổn. TS Phạm Thị Kim Anh (ĐHSP Hà Nội) cho rằng: chúng ta vẫn “nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy người”. Nhiều GV lên lớp chỉ lo truyền giảng kiến thức chuyên môn, không có thì giờ để uốn nắn chỉnh sửa những sai trái của HS, SV. Chương trình GD đạo đức; GD Công dân thì quá ôm đồm nặng nề, xem nhẹ GD kỹ năng sống – kỹ năng ứng xử hàng ngày cho HS. Cùng quan điểm này, TS Nguyễn Tùng Lâm – Hiệu trưởng trường THPT dân lập Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) nhấn mạnh: Nhiều năm qua, chúng ta GD đạo đức theo kiểu quan liêu, giáo điều. Nội dung GD nào cũng có, nhưng lại chưa quan tâm đầy đủ đến phương thức GD, hình thức GD phù hợp. Trong GD đạo đức cho HS, SV, các em phải được tôn trọng thật sự, phải từ bỏ cách GD áp đặt, nhồi nhét, khô cứng.

Tại Hội thảo, nhiều đại biểu cũng chỉ rõ hiện nay hình ảnh người thầy ít nhiều bị lu mờ trong nền kinh tế thị trường đầy biến động hết sức phức tạp. Việc tuyển chọn SV vào các trường sư phạm, việc tuyển dụng giáo viên đang nặng về trình độ học lực, xem nhẹ lòng yêu nghề, chưa chú trọng rèn luyện kỹ năng sư phạm và nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo. Tấm gương sáng về tinh thần vượt khó tự học tự rèn, hết lòng vì HS thân yêu, lối sống gương mẫu, ý thức kỷ luật, năng lực chuyên môn… của người thầy đã – đang và mãi mãi có sức hút lớn nhất, mạnh mẽ nhất, cao quý nhất đối với tất cả HS, SV.

Ở góc độ xã hội, điều ai cũng thấy là kỷ cương phép nước ở một số lĩnh vực, ở một số địa phương bị buông lỏng, vô tình tạo nên tình trạng tội phạm gia tăng. Chúng ta chú trọng chống tội phạm, nhưng công tác phòng ngừa còn yếu, nhất là việc phổ biến tuyên truyền về pháp luật, về việc nhân các điển hình tốt để lấn át cái xấu… Để giúp HS, SV, thanh thiếu niên tránh xa các cạm bẫy khôn lường ngoài xã hội, điều hết sức cấp bách là Nhà trường – Gia đình – Xã hội phải không ngừng phối hợp chặt chẽ trong mọi hoạt động. Phải quản lý tốt các tụ điểm vui chơi giải trí, lành mạnh hóa các mối quan hệ xã hội, triệt để truy quét tệ nạn xã hội và tội phạm hình sự, v.v…

Đinh Lê Yên (gdtd.com.vn)

 

Bình luận (0)