Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Giáo dục đạo đức cho học sinh từ những tấm gương

Tạp Chí Giáo Dục

Khi đt vn đ nêu gương, hn nhiu ngưi s nghĩ ngay tm gương ca ngưi thy, bi trên thc tế, hc sinh đến trưng hc không ch hc kiến thc, l nghĩa t nhng ngưi thy ca mình mà còn hc t hình mu ngưi thy đó trong ng x, li nói, thái đ, hành đng… và ln hơn là nhân sinh quan, lý tưng. Tt c nhng điu đó đu có giá tr đ hc sinh hc tp, noi theo c trong nhn thc ln thc hành.

Các em học sinh góp tiền ủng hộ phong trào vì biển đảo quê hương (ảnh minh họa). Ảnh: T.L

Chính vì vậy, không ít người cũng sẽ nhớ đến chuyện “Học trò biết học” trong Cổ học tinh hoa: “Công Minh Tuyên đến học thầy Tăng Tử. Ở nhà thầy đã ba năm mà không mấy khi đọc sách. Thầy Tăng Tử hỏi: “Ngươi đến đây học đã ba năm nay, ta xem ý ngươi không mấy khi học tập sách vở như các anh em, là tại làm sao?”. Công Minh Tuyên nói: “Thưa thầy, con vẫn học. Còn thầy ở trong nhà, trước mặt song thân, lúc nào cũng hiếu thuận, hòa nhã, cho đến giống vật như chó, mèo, thầy cũng không quở mắng bao giờ. Thầy ứng tiếp bạn bè cung kính ung dung, rất có lễ độ, kẻ dở người hay, ai nấy đều khâm phục. Thầy ở triều đình, đối với kẻ dưới bề ngoài rất là nghiêm trọng [nghiêm khắc], mà trong bụng rất là nhân từ, không có ý hại ai bao giờ cả. Ba điều ấy con lấy làm vui lòng mà mãi làm chưa được. Con đâu dám không học mà cứ ở nhà thầy”. Thầy Tăng Tử nghe đoạn, tạ lại Công Minh Tuyên và nói rằng: “Ta nay không bằng nhà ngươi””.

Có lẽ ai cũng nhận thấy rằng, người học trò học được ở thầy cô giáo của mình không chỉ qua những bài giảng trên lớp, mà còn qua nhiều mối quan hệ khác, qua nhiều cách thể hiện khác của người thầy. Nói như Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc, tác giả của Cổ học tinh hoa, ngay trong phần lời bàn của mẩu chuyện này: “Học như thế mới là học được cái tinh hoa”.

Sự nêu gương luôn là một hình thức giáo dục cực kỳ quan trọng và rất có ý nghĩa. Bởi vì, sự nêu gương dễ tạo ra tình cảm tích cực, từ đó đi đến việc hình thành nhận thức đúng đắn và trở thành niềm tin. Những tấm gương mang tính điển hình, mang tính biểu tượng của cộng đồng, của thời đại, còn có khả năng nâng lên thành lý tưởng để nhiều người khác noi theo. Những tấm gương thanh niên yêu nước nổi tiếng hồi đầu thế kỷ XX có thể kể như Phạm Hồng Thái, Nguyễn An Ninh…, đã có tác dụng giáo dục lòng yêu nước một cách mãnh liệt. Trong đó, đối với nhân vật rất đặc biệt là Nguyễn An Ninh (1900-1943), nhà cách mạng, nhà sử học nổi tiếng Trần Văn Giàu đã nhận xét: “Bài diễn thuyết năm 1923 “Cao vọng của thanh niên An Nam” của Nguyễn An Ninh đã mở ra hướng cho thanh niên thời đó, trở thành một trào lưu mạnh mẽ lan tràn hết sức mau khắp Nam bộ giữa những năm 20 của thế kỷ vừa qua”. Mà Nguyễn An Ninh còn có cả cuộc đời cao đẹp bởi đã đấu tranh không khoan nhượng với thực dân Pháp dù khi còn tự do hay ở trong tù, dù công khai giữa chợ hay trên báo chí… và từ đó có rất nhiều người đã được thức tỉnh và đi theo con đường đấu tranh cách mạng, sau này trở thành người cộng sản.

Trong thực tế cuộc sống, sự tự điều chỉnh hành vi theo tấm gương luôn có một vị trí rất quan trọng trong quá trình hình thành và hoàn thiện nhân cách của mỗi người. Trẻ thơ bao giờ cũng bắt chước (một cách vô thức) rồi học tập (có ý thức, có chủ đích) các hành vi, cử chỉ, lời nói của ông bà, cha mẹ. Lẽ dĩ nhiên, nếu người lớn có những hành vi, cử chỉ, lời nói hay, đẹp, tích cực thì trẻ cũng làm theo và học được những điều ấy, và ngược lại. Thanh thiếu niên hay bắt chước, làm theo các thần tượng trong âm nhạc, sân khấu, điện ảnh, thể thao…, tùy theo lĩnh vực yêu thích của mình. Có khi, người ta hâm mộ cả một nhân vật chính trị, một nhà hoạt động xã hội, một nhà văn, thậm chí cả một nhân vật trong văn học (như trường hợp của nhân vật Pavel Corsaghin trong “Thép đã tôi thế đấy”). Tuy nhiên, thần tượng luôn là con dao hai lưỡi, một mặt, nếu ở mức độ vừa phải, nó có tác dụng kích thích sự phát triển tâm sinh lý và nhân sinh quan, thế giới quan một cách tích cực; mặt khác, nếu quá đà, người hâm mộ dễ rơi vào sự bắt chước máy móc, thậm chí dễ có những hành vi tiêu cực. Nắm được đặc điểm này, các doanh nghiệp hay mời các ngôi sao điện ảnh, ca nhạc, sân khấu để quảng bá cho sản phẩm của họ. Ngay cả các nhà quản lý cũng sử dụng biện pháp này khi muốn tuyên truyền một thói quen nào đó. Bởi vậy, có lúc, truyền hình thường xuyên phát hình ảnh một ca sĩ đội mũ bảo hiểm, các nghệ sĩ tên tuổi rửa tay bằng xà phòng hoặc thực hiện biện pháp an toàn khi tiếp xúc với gia cầm… Thậm chí, bản thân mỗi người cũng có thể tự điều chỉnh hành vi của mình qua việc người khác bị trừng phạt, bị xử lý vì những hành vi sai trái của họ. Đó là tác dụng tích cực của các “tấm gương” tiêu cực. Đây cũng là một mục tiêu quan trọng của các nhà lập pháp khi xây dựng pháp luật, tức là giáo dục người dân thông qua pháp luật, cả bằng việc họ tự điều chỉnh theo nhận thức của mình và điều chỉnh thông qua các trường hợp vi phạm đã bị xử lý.

Như vậy, học tập qua tấm gương từ lâu đã là một biện pháp quan trọng và hữu hiệu trong quá trình hình thành và hoàn thiện nhân cách của mỗi người. Vì vậy, đối với trẻ thơ, việc xây dựng một môi trường có nhiều tấm gương tốt để các em học tập là điều rất quan trọng và cần thiết. Trong gia đình, ông bà, cha mẹ, người lớn phải gương mẫu trong cách sống, việc làm, lời nói, ứng xử… Ở nhà trường, thầy cô phải thể hiện sự mẫu mực trong cách cư xử (với học sinh, với đồng nghiệp, với phụ huynh…), trong cách dạy và cả cách học. Tuy nhiên, ở môi trường ngoài xã hội, bản thân mỗi người phải tự biết “gạn đục khơi trong”, biết học cái hay và tránh cái dở. Xã hội bây giờ e không thể dời nhà mãi như Mạnh mẫu không chỉ vì khó khăn trong việc tìm được nơi ở mà còn có an cư thì mới lạc nghiệp. Ở một môi trường chưa tốt, cách tích cực nhất là phải “sống chung” với nó, và người lớn phải tạo cho trẻ sự đề kháng, sự miễn nhiễm đối với các thói hư tật xấu. Không cách nào tốt hơn chính bằng sự nêu gương tốt của gia đình, đồng thời chỉ rõ những điểm chưa tốt ở môi trường xung quanh cho trẻ thấy và biết mà tự phòng tránh. Tức là, gia đình phải tạo cho trẻ có đủ “nội lực” để tự miễn nhiễm với cái xấu. Trong nhiều trường hợp, chính những điều chưa tích cực ở xung quanh có khi lại tạo cho trẻ sự trưởng thành hơn, cứng rắn hơn, dễ thích nghi với hoàn cảnh sống hơn. Tất nhiên, việc giữ không bị tiêm nhiễm các thói hư tật xấu ở môi trường thiếu lành mạnh là không dễ dàng gì, vì vậy, vai trò định hướng, bảo vệ của gia đình lại càng trở nên quan trọng. Ở nhà trường cũng vậy.

Chính những tấm gương từ gia đình, nhà trường hay trong cộng đồng luôn có tác dụng điều chỉnh, gợi mở, thúc đẩy nhận thức và hành vi cho trẻ một cách tích cực, đúng tinh thần “gần đèn thì sáng”. Không có những tấm gương này, trẻ rất dễ bị lem luốc, ảnh hưởng do yếu tố “gần mực thì đen” mà ông cha ta đúc kết. Cho nên, người lớn trong mỗi lời nói, cử chỉ, hành vi, thái độ của mình đều phải hết sức thận trọng, không chỉ để giữ tư cách của bản thân mà còn có ý nghĩa làm gương cho các trẻ ở xung quanh!

Nguyn Minh Hi

Bình luận (0)