Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Giáo dục đạo đức, lối sống đẹp cho thế hệ trẻ

Tạp Chí Giáo Dục

Ch tch H Chí Minh dy rng: “Bi dưng thế h cách mng cho đi sau là mt vic rt quan trng và rt cn thiết” (Di chúc). Thế h tr – trong đó ch yếu là hc sinh, sinh viên (HSSV) – là nim hy vng ca mi gia đình và xã hi, càng phi đưc đc bit quan tâm v vic giáo dc đo đc, li sng đp đ các em xng đáng là ngưi ch tương lai ca nưc nhà.

Theo tác giả, để giáo dục đạo đức, lối sống đẹp cho thế hệ trẻ cần có sự phối hợp chặt chẽ, nhất quán của ba môi trường: gia đình, nhà trường và xã hội (ảnh minh họa). Ảnh: H.Trinh

Trong bối cảnh hiện nay, trước những diễn biến đa dạng, phức tạp về kinh tế, văn hóa trên toàn cầu và tình hình đất nước đang thực hiện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế, một bộ phận không nhỏ giới trẻ có nhiều biểu hiện không tốt về đạo đức và lối sống, gây lo ngại cho gia đình và xã hội, thì việc chăm lo giáo dục đạo đức và lối sống đẹp cho HSSV càng có ý nghĩa và bức thiết. Trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế, bên cạnh số đông HSSV phấn đấu học tập và rèn luyện đạo đức tốt, có không ít HSSV lười biếng học hành, thích hưởng thụ, thậm chí phạm các trọng tội! Lối sống buông thả, đua đòi và coi thường pháp luật của một bộ phận HSSV gây lo ngại cho gia đình và xã hội, làm xấu đi hình ảnh thế hệ trẻ có tri thức, văn hóa và đạo đức tốt, đáng được yêu mến và hy vọng!

Từ thực trạng trên, việc giáo dục đạo đức, lối sống đẹp cho HSSV thiết nghĩ cần phải thực hiện ngay, bao gồm những nội dung sau đây.

Một là, giáo dục lòng yêu nước, yêu đồng bào. Đây là điều đầu tiên trong “5 điều Bác Hồ dạy” không chỉ đối với thiếu nhi, mà còn đối với HSSV, và cả người lớn. Yêu nước là yêu Tổ quốc Việt Nam liền một dải, từ Lạng Sơn, Hà Giang đến mũi Cà Mau, các vùng biển, hải đảo của đất nước; có ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước là tình yêu đồng bào, đồng cảm với những khó khăn, vất vả, bức xúc của đồng bào. Yêu nước là có khát vọng làm sao cho nhân dân mình có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Và yêu nước cũng là có lòng tự trọng và tự hào dân tộc một cách chính đáng, giữ được bản sắc văn hóa Việt Nam, đồng thời biết bảo vệ môi trường sinh thái. Đặc biệt, yêu nước, yêu đồng bào là nền tảng, là cốt lõi của nhân cách, của lối sống đẹp, thúc đẩy thế hệ trẻ làm những điều ích nước, lợi nhà.

Hai là, giáo dục HSSV tinh thần say mê, sáng tạo trong học tập và nghiên cứu khoa học. Nhiệm vụ chính của HSSV là học tập; riêng đối với SV còn có nhiệm vụ tập làm công tác nghiên cứu khoa học. Đấy là hoạt động bồi bổ trí tuệ cho HSSV. Thế kỷ 21 là thế kỷ của nền văn minh trí tuệ, nền văn minh siêu công nghiệp (cuộc cách mạng công nghiệp 4.0) và nền kinh tế tri thức ở cấp độ cao. Nếu không có trí tuệ thật sự, thì không thể theo kịp tốc độ phát triển của các nước tiên tiến. Muốn có trí tuệ thật sự và ở trình độ cao, thì phải miệt mài, say mê học tập và nghiên cứu khoa học. Các bạn trẻ cần hiểu rằng: Hiện nay các loại bằng cấp của chúng ta chưa được quốc tế công nhận, trình độ khoa học – công nghệ của chúng ta còn kém xa các nước Đông Nam Á và nhiều nước trên thế giới. Do đó, thế hệ trẻ phải cố gắng học tập và nghiên cứu khoa học để trở thành những nhà khoa học có tên tuổi, làm rạng danh cho đất nước.

Ba là, giáo dục HSSV sống trung thực, biết phân biệt thật – giả, đúng – sai, tốt – xấu, thiện – ác, biết sống và làm theo lẽ phải. Trung thực là một trong những phẩm chất tốt đẹp nhất của con người. Cụ thể, trung thực trong học tập, thi cử, trong nghiên cứu khoa học, trong sáng tạo văn học – nghệ thuật và trong sinh hoạt hàng ngày. Phải phê phán, tránh xa thói quay cóp, tệ nạn đạo văn, đạo nhạc, đạo tranh ảnh và các thói đua đòi ăn chơi, hưởng thụ, quậy phá, bán cả nhân phẩm. Nhiễm những thói xấu ấy là tự chuốc lấy sự ô nhục. Trước những cái đúng, cái tốt, cái đẹp, HSSV phải biết bảo vệ và noi theo.

Bốn là, giáo dục HSSV tinh thần tôn trọng pháp luật. Thế hệ học đường phải tiên phong giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Tình trạng quậy phá, côn đồ, cướp của, giết người, nghiện ngập ma túy… cùng với các hiện tượng tham gia giao thông bát nháo, gây ra những tai nạn nghiêm trọng, đang gia tăng trong lứa tuổi vị thành niên và thanh niên nói chung, trong đó có khá đông HSSV, làm cho dư luận xã hội lo ngại, bất bình, ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội.

Năm là, HSSV phải biết ứng xử có văn hóa trong các mối quan hệ hằng ngày. Đức tính lễ phép, khiêm nhường, lịch sự phải trở thành một biểu hiện nổi trội của các em. Đáng buồn là, rất nhiều HSSV chưa có gì hơn người, học hành yếu kém, đạo đức tầm thường, nhưng lại ngộ nhận về mình theo kiểu “tô hồng”, hám danh hão, thậm chí tưởng mình là “thiên tài”… Những cử chỉ khệnh khạng, kiểu cách, tự mãn, kiêu ngạo, bàng quan với cái xấu, cái ác, vô cảm với đồng loại đang là hiện tượng phổ biến trong HSSV. Thật rất đáng chê trách!

Những nội dung cơ bản của đạo đức, lối sống đẹp nói trên là yêu cầu bức thiết của đất nước, của nhân dân và thời đại đối với thế hệ trẻ, như một lẽ đương nhiên, một điều tất yếu, phù hợp với bản chất văn hóa tốt đẹp của thế hệ trẻ. Lối sống là biểu hiện cụ thể của lý tưởng và nhân cách con người. Có lý tưởng cao đẹp, tất có nhân cách, đạo đức và lối sống đẹp.

Để giáo dục đạo đức, lối sống đẹp cho thế hệ trẻ cần có sự phối hợp chặt chẽ, nhất quán và thường xuyên của ba môi trường: gia đình, nhà trường và xã hội. Theo đó, giáo dục đạo đức, lối sống đẹp cho thế hệ trẻ không chỉ bằng các biện pháp tuyên truyền, thuyết phục, khuyên nhủ mà còn phải dùng pháp luật để xử lý nghiêm minh các hành vi phạm tội. Cụ thể, trong nhà trường, việc giáo dục đạo đức, lối sống đẹp cho HSSV thông qua các môn học, những buổi sinh hoạt Đoàn, Đội, sinh hoạt lớp và các chuyến tham quan ngoại khóa; kịp thời xử lý nghiêm những cá nhân vi phạm kỷ luật, nhất là các hành vi đánh nhau. Các cơ quan bảo vệ pháp luật cũng phải xử lý kịp thời, nghiêm minh những HSSV phạm pháp, không nương nhẹ… Trong ba môi trường giáo dục, thì gia đình có vai trò cực kỳ quan trọng. Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy rằng: “Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình có tốt thì xã hội mới tốt”. Thực tế xã hội xưa nay chứng minh rằng: không có ông bà, cha mẹ tử tế thì không thể có con cháu tử tế, bởi: cha mẹ là thầy cô giáo đầu tiên của mỗi người; gia đình là trường học đầu tiên, trường học thường xuyên và cuối cùng của mỗi người!

Đào Ngc Đ

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)