Sự kiện giáo dục

Giáo dục đạo đức – nền tảng trong xã hội tiến bộ, văn minh

Tạp Chí Giáo Dục

Theo cm nhn ch quan, Tp chí Giáo dc TP.HCM hin nay là mt trong s không nhiu cơ quan báo chí chuyên v lĩnh vc giáo dc, đng thi là mt trong nhng cơ quan báo chí dành dung lưng khá nhiu đến giáo dc đo đc. Tuy nhiên, trong bi cnh hin nay, tp chí nên quan tâm nhiu hơn đến giáo dc đo đc, không ch trong nhà trưng mà còn trong gia đình và ngoài xã hi.

Học sinh THCS tham gia một chương trình do Tạp chí Giáo dục TP.HCM tổ chức. Ảnh: H.Trinh

Từng có một số ý kiến cho rằng giáo dục miền Nam trước năm 1975 có điểm nổi trội là rất chú trọng giáo dục đạo đức, giáo dục nhân cách, giáo dục làm người. Nhiều người dẫn vài thí dụ để chứng minh luận điểm đó: trẻ biết “đi thưa về trình” và giữ nghiêm kỷ luật rất tốt; trẻ biết khoanh tay (vòng tay), biết cúi đầu khi chào hỏi, xin phép, xin lỗi; trẻ biết giở mũ khi đi qua một đám tang hoặc có một đoàn xe tang đi qua… Những điều đó là có thật và không vì bao nhiêu đó mà đánh giá đầy đủ về vấn đề giáo dục đạo đức giữa các nền giáo dục. Thí dụ, chúng ta có thể so sánh 2 hiện tượng sau: khoảng 50 năm trước (thậm chí còn kéo dài thêm 20 năm nữa), thường học sinh rất e sợ thầy cô giáo, vì cái uy của người thầy rất lớn. Người thầy cũng có nhiều “công cụ” hơn bây giờ khá nhiều, trong đó không chỉ trực tiếp phản ánh với phụ huynh (thì mặc nhiên học sinh có lỗi!) mà còn nhiều hình thức phạt vạ khá nghiêm khắc (kể cả phạt đòn với nhiều cách thức cũng là nỗi khiếp sợ với số đông học sinh). Điều đó có mặt tích cực riêng, vì tạo nên sự kỷ luật và rèn cho học sinh sự khuôn phép, hình thành nên nhiều nền nếp đạo đức quan trọng. Tuy nhiên, mặt hạn chế là dễ dẫn đến lạm dụng hình phạt, mà nhiều trường hợp dẫn đến bạo hành cả về mặt tinh thần lẫn thể chất; hay sự sợ hãi người thầy có thể tạo ra khoảng cách mà không có sự gần gũi, thân tình, từ đó hình ảnh người thầy không được nhìn ở khía cạnh là một hình mẫu đạo đức mà có thể chỉ là một tấm gương về vị trí xã hội để học sinh vươn tới.

Hiện tượng khác là hiện nay người thầy có khi đơn thuần là một “thợ dạy”, cả ở góc độ bản thân chưa bộc lộ hết các đặc điểm của người thầy lẫn ở khía cạnh có sự nhìn nhận phiến diện của xã hội, đặc biệt là từ phụ huynh, rồi từ đó tác động đến học sinh. Có khi chỉ vì cha mẹ có vị trí xã hội, có điều kiện kinh tế nên tỏ ra rằng mình có thể dùng quyền lực, tiền bạc để tác động, thậm chí sai khiến người thầy, làm theo ý mình, từ đó giá trị hình mẫu của người thầy không còn nguyên vẹn. Thực tế đó làm vai trò giáo dục đạo đức của người thầy cũng bị ảnh hưởng không nhỏ, không chỉ ở việc chính học sinh không còn thể hiện tinh thần tôn sư trọng đạo vốn có mà hiệu quả giáo dục đạo đức của người thầy cũng không đạt được như mong muốn.

Trong khi đó, thực tế xã hội tác động mạnh mẽ đến nhận thức, tình cảm của học sinh ở nhiều chiều. Chẳng hạn, thông tin phong phú có thể làm học sinh nhận thấy hình ảnh người thầy không được lung linh như vốn có; các biểu hiện xuống cấp của đạo đức xã hội có thể làm một số học sinh thấy rằng vấn đề đạo đức không thực sự quan trọng và cần thiết; sự lơ là của chính giáo viên và cha mẹ trong việc giáo dục đạo đức mà tập trung nhiều vào dạy văn hóa, dạy kỹ năng… Đương nhiên, tính chất thương mại trong môi trường học đường cũng rất đáng nói, khi có nhiều hoạt động, nhiều mối quan hệ được xử lý bằng tiền, làm sự trong sáng của nhà trường ít nhiều bị vẩn đục.

Trong bối cảnh đó, Tạp chí Giáo dục TP.HCM nên dành nhiều dung lượng hơn nữa để bàn về nhiều khía cạnh trong hoạt động giáo dục đạo đức. Đó là nêu thêm nhiều câu chuyện, bài học về đạo đức dành cho lứa tuổi học sinh ở các góc độ khác nhau, trong đó nên vừa nêu lên vừa gợi mở vừa dẫn dắt, định hướng để mỗi người có thể tự mình tìm thấy một bài học và một giải pháp phù hợp. Như câu chuyện “Bó đũa”, nhiều người chỉ nghĩ đến nội dung “đoàn kết tạo nên sức mạnh”, nhưng thực ra nó còn ý nghĩa khác: chia một việc khó khăn lớn thành nhiều việc nhỏ thì nó sẽ không còn khó khăn nữa, hoặc trong trường hợp cần cạnh tranh đối kháng thì phải biết cách phân tán sức mạnh của đối thủ (như trong thi đấu thể thao chẳng hạn). Tức là bài học đạo đức đừng giáo điều, đóng khung.

Đó là không ngừng nhấn mạnh vai trò giáo dục đạo đức của gia đình, bên cạnh giáo dục đạo đức của nhà trường. Trẻ có những năm đầu đời sống bên cạnh người thân, sau đó tiếp xúc thường xuyên với những người thân của mình nên sự tác động từ đây là rất lớn. Một người cha mẫu mực tự thân đã là một bài học lớn cho trẻ; một người mẹ chưa gương mẫu tự thân đã để lại những ấn tượng và dẫn dắt hoạt động thiếu tích cực cho trẻ… Từng câu chuyện, từng thói quen, từng tính cách, từng nếp sống trong gia đình chắc chắn có ảnh hưởng ít nhiều đến trẻ trong quá trình hình thành và hoàn thiện nhân cách. Đương nhiên bao giờ cũng có các ngoại lệ nhưng với số đông, như ông cha ta đã đúc kết “giỏ nhà ai quai nhà ấy”, thì từ một môi trường nhỏ trẻ gần như đã được định hình nhân cách để bước ra môi trường lớn và mọi thứ sẽ tiếp tục được bồi dặm chứ có thể ít được thay đổi.

Đó là không ngừng lan tỏa các câu chuyện đẹp, các tấm gương đạo đức ở nhiều khía cạnh để thúc đẩy mọi người, cả người lớn và trẻ nhỏ, thay đổi nhận thức, từ đó dần điều chỉnh hành vi và đi đến có hành động tích cực. Tạp chí Giáo dục TP.HCM nên có những góc nhỏ giới thiệu những mẩu chuyện như vậy, không cần quá lớn lao, không cần quá ấn tượng, không cần phải cao xa, mà chỉ cần điều đó gợi lên cho người đọc một suy nghĩ tích cực, hình thành một thói quen tốt, vậy là thành công. Chẳng hạn, câu chuyện học sinh cúi chào bác bảo vệ mỗi khi ra vào trường tưởng chừng rất nhỏ và rất bình thường nhưng lại có sức lay động lớn, sau khi báo chí lan tỏa thì nhiều nơi hình thành được biểu hiện này. Hay việc cúi đầu cảm ơn các phương tiện giao thông nhường đường khi qua đường cũng là một hành vi tốt, khi báo chí thông tin thì hiện nay khá nhiều người thực hành, trong đó có nhiều người lớn. Như vậy, những hành vi chưa tốt hiện nay có thể điều chỉnh được nếu công luận ca ngợi nhiều hơn các hành động tốt ở khía cạnh đó.

Đó là có nhiều cách thức góp ý, phê phán, đấu tranh với các biểu hiện chưa tích cực về đạo đức, về giáo dục đạo đức trong gia đình, nhà trường, xã hội. Các biểu hiện chưa tốt dù nhỏ nếu không được chấn chỉnh, khắc phục thì hoàn toàn có thể trở thành biểu hiện xấu và lớn dần lên, khi ăn vào tiềm thức, trở thành hành động quen thuộc thì rất khó điều chỉnh. Do đó, báo chí không thể dửng dưng, càng không thể thỏa hiệp mà phải lên tiếng phê bình, đồng thời hiến kế, nêu giải pháp để khắc phục… Trong đó, việc xem nhẹ giáo dục đạo đức trong nhà trường, của các thầy cô, cũng cần được lưu ý.

Tạp chí Giáo dục TP.HCM ở tuổi 30 thực sự cần đi vào chiều sâu trong các hoạt động giáo dục của thành phố. Học “văn” có thể đạt được qua nhiều kênh nhưng học “lễ” nếu không được chăm chút thì “văn” kia chắc không còn ý nghĩa mấy, không chỉ cho bản thân từng người mà còn cho xã hội, cho đất nước. Do đó, quan tâm nhiều hơn đến giáo dục đạo đức chính là tạp chí góp phần to lớn vào xây dựng xã hội tiến bộ, văn minh, nhân bản!

Trnh Minh Giang

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)