Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Giáo dục Đông Nam bộ phấn đấu thuộc nhóm dẫn đầu Đông Nam Á

Tạp Chí Giáo Dục

Giáo dc – đào to (GD-ĐT) Đông Nam b đt mc tiêu đến năm 2030, tm nhìn 2045 đng đu cc và thuc nhóm dn đu Đông Nam Á. Đ đt đưc mc tiêu này, các tnh/thành ph trong vùng s tp trung mt s nhim v trng tâm như quy hoch mng lưi cơ s GD-ĐT; hp tác, kết nối và liên kết vùng; xây dựng, ban hành và t chc thc hin các cơ chế, chính sách phù hợp…


B trưng B GD-ĐT Nguyn Kim Sơn phát biu ti hi ngh

Bộ GD-ĐT vừa tổ chức hội nghị phát triển GD-ĐT vùng Đông Nam bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; triển khai Nghị quyết số 24 của Bộ Chính trị. Tại đây, những khó khăn, thách thức trong GD-ĐT của vùng được nêu ra như: Áp lực tăng dân số cơ học, mật độ dân số cao dẫn đến kết cấu hạ tầng ngành giáo dục chưa đáp ứng kịp với tốc độ tăng số lượng học sinh hằng năm; thiếu chính sách đãi ngộ đối với giáo viên, đặc biệt là giáo viên làm việc tại các cơ sở giáo dục mầm non ở các khu công nghiệp, khu chế xuất…

Vn còn nhng khó khăn, thách thc

Đông Nam bộ có một thành phố trực thuộc Trung ương là TP.HCM và 5 tỉnh: Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh. Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn khẳng định, đây là vùng có vai trò, vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước. Thời gian qua, GD-ĐT của vùng đã đạt được những kết quả quan trọng, đáng ghi nhận. Tuy nhiên, vùng vẫn còn những hạn chế, khó khăn, thách thức trong giáo dục như: Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia còn thấp; quá tải tại các trường học, cơ sở đào tạo; chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em, học sinh tại địa bàn tập trung các khu công nghiệp, khu chế xuất còn nhiều hạn chế…

Báo cáo của Bộ GD-ĐT về tình hình phát triển GD-ĐT vùng Đông Nam bộ giai đoạn 2011-2022 cho thấy, quy mô và mạng lưới các cấp học được đầu tư phát triển đồng bộ, đa dạng phù hợp với điều kiện thực tế của các địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cũng như cơ hội học tập cho người dân, góp phần nâng cao trình độ dân trí, đào tạo nguồn nhân lực cho vùng lẫn cả nước. Tính đến nay, toàn vùng có 7.871 cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên (tăng 1.007 cơ sở so với năm học 2010-2011).

Công tác xã hội hóa giáo dục tiếp tục phát huy hiệu quả, thu hút nhiều nguồn lực trong xã hội, cộng đồng. Đầu tư giáo dục từ nhà đầu tư nước ngoài tại vùng Đông Nam bộ đang có những chuyển biến tích cực. Một số trường mầm non, phổ thông nhiều cấp học, trường ĐH có yếu tố nước ngoài đã được thành lập. Toàn vùng hiện có 1.671 cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông ngoài công lập (tăng 948 cơ sở giáo dục so với năm học 2010-2011).

Các địa phương đã chú trọng công tác huy động học sinh nhập học đúng độ tuổi, tuy vậy một số chỉ tiêu vẫn chưa đáp ứng được như kỳ vọng. Tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo đứng thứ năm trong sáu vùng kinh tế – xã hội. Tốc độ tăng dân số cơ học của vùng, đặc biệt là tại các thành phố lớn, các khu công nghiệp đã gây áp lực không nhỏ lên hệ thống giáo dục. Tỷ lệ học sinh/trường và sĩ số học sinh/lớp của vùng này cao nhất cả nước. Tỷ lệ kiên cố hóa trường lớp của vùng Đông Nam bộ là 92,5%, cao hơn so với bình quân chung của cả nước. Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia các cấp học tại vùng Đông Nam bộ tăng dần hằng năm, tuy nhiên vẫn thấp hơn so với bình quân của cả nước và thấp nhất trong sáu vùng kinh tế – xã hội.


Hc sinh TP.HCM d thi đánh giá năng lc vào ĐH Quc gia TP.HCM va qua

Giáo dục ĐH của vùng ngày càng khẳng định vai trò là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của cả nước. Nhiều cơ sở giáo dục ĐH đã được xếp hạng cao và tăng thứ bậc trên các bảng xếp hạng uy tín quốc tế. Tỷ lệ sinh viên ĐH đứng thứ hai toàn quốc, chỉ sau đồng bằng sông Hồng. Bình quân hằng năm, có khoảng hơn 70.000 sinh viên và 6.000 học viên, nghiên cứu sinh tốt nghiệp; cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho vùng. Tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp đạt 86,6%, cao hơn bình quân chung của cả nước. Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo của vùng là 29,5%, đứng thứ hai trong sáu vùng kinh tế – xã hội. Tỷ lệ dân số có trình độ ĐH trở lên của cả vùng khoảng 6,6%.

GD-ĐT Đông Nam bộ đặt mục tiêu đến năm 2030, tầm nhìn 2045 đứng đầu cả nước và thuộc nhóm dẫn đầu Đông Nam Á. Để đạt được mục tiêu này, các tỉnh/thành phố trong vùng sẽ tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm về quy hoạch mạng lưới cơ sở GD-ĐT; về bảo đảm công bằng trong tiếp cận giáo dục; về điều kiện bảo đảm chất lượng GD-ĐT; về chất lượng giáo dục các cấp học; về hợp tác, kết nối và liên kết vùng cũng như xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách phù hợp để phát triển GD-ĐT.

Nhân lc khoa hc, k thut, công ngh phi đưc ưu tiên

Tại hội nghị, một số địa phương kiến nghị các bộ, ngành xem xét, tham mưu việc không thực hiện tinh giản biên chế ngành giáo dục, đặc biệt đối với các địa phương tập trung nhiều khu công nghiệp nhằm đảm bảo đội ngũ đáp ứng nhu cầu học sinh tăng hàng năm rất cao. Đồng thời, xem xét chế độ chính sách đãi ngộ cho giáo viên, nhất là giáo viên mầm non đang công tác ở vùng sâu vùng xa; chế độ ưu tiên cho học sinh khó khăn về tiếp cận sách giáo khoa mới.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, thời gian qua, Bộ GD-ĐT đã triển khai 3 hội nghị phát triển GD-ĐT vùng tại “3 Tây” (Tây Bắc, Tây Nam bộ, Tây Nguyên). Theo đó, câu chuyện giáo dục của “3 Tây” là phổ cập, nâng cao dân trí; thực hiện công bằng giáo dục; kiên cố hóa trường học, các chính sách ưu tiên… Với vùng Đông Nam bộ, theo Bộ trưởng, đây là khu vực nhu cầu học tập lớn, nhu cầu học tập với chất lượng bậc cao. Đây cũng là khu vực bao gồm cả những nấc thang cao nhất của giáo dục, đồng thời cả những phần thấp nhất của giáo dục. Ở đây vẫn còn tỷ lệ người mù chữ, vẫn còn lớp học tình thương dành cho con em người lao động không có chỗ học.

Đối với vấn đề nhân lực, Bộ trưởng lưu ý, cần làm tốt Chương trình giáo dục phổ thông 2018, gốc của chất lượng nhân lực phải bắt đầu từ phổ thông. Việc này các tỉnh đang làm tốt, cần cố gắng làm tốt hơn nữa. Bộ trưởng cho rằng, trong vấn đề nhân lực của vùng Đông Nam bộ thì nhân lực khoa học, kỹ thuật, công nghệ phải đặt thành hướng ưu tiên trọng tâm.

Bộ trưởng đồng thời đề cập việc tập trung phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng nhân tài trong các lĩnh vực; đặc biệt là công nghệ, kỹ thuật, khoa học, đổi mới, sáng tạo, quản trị, điều hành… Bên cạnh đó, vùng cũng cần chú ý vấn đề giáo dục con người. Người đứng đầu ngành giáo dục nhấn mạnh việc sắp xếp, cơ cấu hệ thống giáo dục các bậc học, đặc biệt là bậc ĐH một cách hợp lý; bởi hiện nay, sự phân bổ các trường ĐH ngay trong vùng không đồng đều, TP.HCM tập trung quá nhiều trong khi Tây Ninh, Bình Phước không có.

Thc Trân

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)