Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Giáo dục giới tính cho con, cha mẹ cũng phải học!

Tạp Chí Giáo Dục

“Đng tưng hô hào các con đi hc gii tính ri cha m đp mn ng yên. Mà chính cha m cn phi đi hc mt cách tht bài bn, tht khoa hc v giáo dc gii tính đ có th làm bn cùng con. Và chính cha m ch không ai khác phi là ngưi thy đu tiên dy cho con mình nhng bài hc v giáo dc gii tính” là nhng chia s đưc chuyên gia tâm lý, TS. Lý Th Mai gi gm trong Hi tho “Giáo dc gii tính – Chưa bao gi là quá mun” t chc mi đây ti TP.HCM.

ThS. Nguyn Thanh Mai ( gia) chia s trong hi tho

Hội thảo nằm trong chuỗi các hoạt động truyền thông đẩy mạnh về giáo dục giới tính do Young Media tổ chức, nhằm lan tỏa sâu và rộng hơn nữa ý thức về giáo dục giới tính trong cộng đồng.

Đng đ “bó tay” trưc nhng câu hi gii tính ca con

Trong hội thảo, chia sẻ lại câu chuyện của mình trong những lần trò chuyện với phụ huynh, khi đặt ra câu hỏi “trong gia đình mình, ai là người nói chuyện giới tính với con”, TS. Mai cho biết khi đó phần lớn cha mẹ hoặc là cúi mặt xuống hoặc là nhìn nhau cười. “Rào cản nào khiến cho câu chuyện giới tính vốn dĩ là câu chuyện thiết thân với trẻ, là câu chuyện hết sức khoa học lại trở nên khó nói đến như thế. Có lẽ trước hết là do tâm lý Á Đông kỵ nói đến vấn đề giới tính. Thứ hai là do phim ảnh ngày nay, khi đã cởi mở hơn thì lại làm mất đi cái đẹp, cái thơ của giới tính”.

“Tr cn phi biết đưc rng mình sinh ra t đâu, nhn biết đúng đ hành x đúng, đ có kiến thc bo v bn thân và trân trng bn khác phái. Vi mong mun này, chúng tôi s tiếp tc đng hành cùng ph huynh tháo g nhng ni lo v gii tính ca con cái”, bà Võ Thy Huyn Linh (đơn v t chc) chia s.

Theo TS. Mai, nhiều phụ huynh thường bày tỏ rằng, mình không biết phải nói với con như thế nào trước những thắc mắc của con như “sao con đi tiểu thì đứng mà em đi tiểu lại ngồi” hay “con sinh ra từ đâu”… “Không phải cứ sinh con ra đã là cha mẹ, không phải cứ chăm con khỏe, dạy con ngoan, cho con học thật giỏi, mặc thật đẹp đã là làm những điều tốt nhất cho con. Những điều đó cũng tốt nhưng quan trọng nữa là cha mẹ cần phải ý thức được việc dạy con về giới tính. Đó mới là các kiến thức thiết thân để bảo vệ con, giúp con nhận thức được cơ thể mình, yêu và trân trọng cơ thể mình cũng như trân trọng cơ thể người khác. Từ đó, sẽ giúp con tránh được những tình huống xấu. Giáo dục giới tính, nếu đợi đến tuổi vị thành niên cũng đã là quá trễ rồi mà phải dạy các con ngay từ khi còn nhỏ”.

Tuy nhiên, theo TS. Mai, để nói chuyện giới tính với con một cách khoa học thì mỗi bậc cha mẹ cần phải “trở thành đại sứ về giáo dục giới tính”. “Các bậc cha mẹ cần phải đi học. Bởi giáo dục giới tính nếu cứng nhắc, không khéo cũng có thể sẽ phản tác dụng. Mỗi cha mẹ phải đi học để làm sao dạy con đúng phương pháp, trò chuyện với con đúng khoa học. Làm sao để nói chuyện về giới tính mà con không cảm thấy bất an, con hiểu một cách tự nhiên về cơ thể mình để biết cách bảo vệ cơ thể mình”, TS. Mai nhấn mạnh.

“Khi nào m cho con có bn trai”?

Trong hội thảo, một phụ huynh bày tỏ sự hoang mang khi con gái 14 tuổi hỏi rằng “Khi nào mẹ cho con có bạn trai”, không biết nên nạt con, cấm cản con hay trò chuyện cùng con. “Những câu chuyện về tình bạn khác phái của các con là hết sức bình thường. Vấn đề ở đây là cha mẹ phải biết cách nhận diện và dạy con cách nhận thức. Phải biết chia sẻ cùng con, lắng nghe con để hiểu con”, TS. Mai chia sẻ.

TS. Lý Th Mai (bên trái) chia s v d án cng đng Giáo dc gii tính – Chưa bao gi là quá mun

Ở góc độ nhà giáo dục, ThS. Nguyễn Thanh Mai (Hiệu trưởng Trường TH, THCS, THPT Việt Mỹ) nhìn nhận, tình yêu học đường giờ không còn chỉ là sự rung động lứa tuổi nữa mà dường như trở thành xu hướng. Thế nhưng, dưới tác động của internet lại dẫn đến nhiều hệ lụy. “Trường học cần phải quan tâm hơn nữa đến việc giáo dục giới tính cho các em. Và phụ huynh cũng phải chung tay với nhà trường”, ThS. Mai chia sẻ.

Nhìn nhận từ vai trò của một luật sư bảo vệ trẻ trong những vụ xâm hại, luật sư Trần Thị Ngọc Nữ (Chi hội trưởng Chi hội Luật sư – Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM) cho rằng, sở dĩ tỷ lệ trẻ bị xâm hại ngày càng gia tăng, nhất là trong 5 năm trở lại đây một phần là do chính sự thiếu hiểu biết từ phía gia đình. “Trẻ bị xâm hại nhiều nhất trong chính gia đình mình, từ những người thân, quen biết, ở các khu nhà trọ khi trẻ ở nhà một mình. Rất nhiều trường hợp xảy ra rất đáng báo động. Đã đến lúc giáo dục giới tính cần phải được coi là bình đẳng so với các môn học khác, để hạn chế những sự vụ đau lòng”.

Yến Hoa

 

Bình luận (0)