Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Giáo dục giúp trẻ em bảo vệ môi trường

Tạp Chí Giáo Dục

Các bé mm non t hào chia s thông đip bo v môi trưng

Có thể nói, được sống trong một môi trường xanh – sạch – đẹp, là niềm vui, là hạnh phúc của tất cả mọi người. Song, điều mơ ước đó, niềm vui đó, được thể hiện và hữu dụng nhiều nhất là dành cho trẻ em. Khi được sống trong bầu không khí trong lành, trẻ sẽ có cơ hội phát triển một cách tối ưu nhất. Khói bụi, ô nhiễm môi trường, là mối đe dọa cho sức khỏe và hạn chế sự phát triển thể chất của trẻ. Cho nên, cùng với việc tuyên truyền cho người lớn, thì cũng cần giáo dục cho trẻ em ý thức bảo vệ môi trường, hiểu được tác hại của các hành vi gây nguy hại đến môi trường, là một nhiệm vụ rất cần thiết – rất thiết thực – và sẽ đạt được những hiệu quả rất cao, khi tất cả trẻ em được dạy dỗ, hướng dẫn, tạo thành thói quen, nề nếp tốt trong các hành vi sinh hoạt trong cuộc sống.

Khi một thói quen đã trở thành nếp sống, thì hành vi bỏ rác đúng nơi quy định, phân loại rác thải, sử dụng nguyên liệu thân thiện với môi trường, hạn chế tối đa nguồn rác thải nhựa thải ra môi trường, sẽ là thước đo xác định nên nhân cách, hình thành lối sống tiến bộ, có trách nhiệm với xã hội, yêu quý trân trọng giá trị của thiên nhiên, có được ở một hành tinh xanh, trái đất tươi đẹp.

Muốn thực hiện được điều ấy, bản thân là một cô giáo mầm non, một người luôn gần với trẻ em, tôi nhận ra rằng, việc truyền tải nguồn kiến thức từ sự nguy hại của túi ni-lông, môi trường dưới đáy biển, khói bụi giờ tan tầm, và sự vất vả của người lao công, nguồn tài chính và sức lực con người cho việc xử lý rác thải… là những điều mà trẻ em rất phải hiểu rõ.

Khi hướng dẫn trẻ, cho trẻ xem những video phóng sự, tư liệu, trẻ rất chú ý, xen lẫn sự ngạc nhiên trong hoảng sợ. Khi đó, tôi đặt ra cho trẻ những tình huống, khi uống sữa con bỏ rác vào đâu, khi có túi ni-lông con sẽ làm gì. Hoặc cũng có thể cho trẻ một vài bài tập phân loại rác thải, thực hiện qua trò chơi thi đua, cùng xen lẫn việc sử dụng giấy bìa carton cũ, tái chế làm túi giấy.

Qua những hoạt động đó. Tôi phát hiện thấy trẻ rất hứng thú và hăng say thực hiện. Sau đó, khi cùng trẻ tham gia vui chơi ngoài trời, trẻ sẽ có hoạt động cùng nhau thi đua lao động, nhặt rác trên sân trường, đồng thời lồng ghép giáo dục cho trẻ hiểu rõ sự vất vả của cô lao công. Chúng ta tận dụng ý nghĩa đó hướng dẫn trẻ đến ý thức việc chia sẻ với những người làm công việc bảo vệ môi trường. Người lao công, người quét rác, thu gom rác, xử lý rác đều là những người rất xứng đáng được trân trọng.

Sự thấu hiểu công việc và ích lợi của việc làm ấy sẽ khiến cho tư tưởng, hành động của trẻ cân nhắc khi hành vi vô tình – cố tình xả rác bừa bãi ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống của tất cả mọi người. Từ đó, trẻ sẽ biết thực hiện hành động vì môi trường xanh, một cách tự nhiên, tự nguyện như là một thói quen. Và khi những công việc đã thành nếp sống ngay từ thuở bé, thì khi lớn lên trẻ sẽ rất ý thức trong việc chung tay làm nên một trái đất xanh.

Việc giữ gìn, cùng nhau tạo nên một môi trường xanh – sạch – đẹp là niềm tự hào đâu chỉ của riêng ai. Chưa kể, những hành động vì môi trường sẽ làm nên những giá trị tích cực, thân thiện, quý mến của cả thế giới. Vì một trái đất xanh, cũng là điều mà nước ta đã và đang có những chương trình hợp tác quốc tế, trong việc bảo vệ môi trường. Chúng ta giáo dục, đưa ra những chương trình giảng dạy, hướng dẫn, khơi gợi, sự chung tay của thế hệ trẻ có những hành động thân thiện, với môi trường, là một việc rất cần được quan tâm – cần được thực hiện thường xuyên – rộng rãi.

Tranh v ca các bé mm non “Cùng nhau bo v hành tinh xanh”

Theo tinh thần ý nghĩa đó mang lại, tôi thường xuyên đưa vào chương trình giáo dục cho các bé, những thông tin, những kiến thức cơ bản về môi trường, đặc biệt là hình thức dạy trẻ những đề tài về môi trường, cho trẻ nói mong muốn, gửi gắm đến tất cả mọi người thông điệp để chung tay bảo vệ môi trường.

Khi được nêu ý tưởng vẽ tranh, trẻ cũng được tự do trình bày sáng kiến – ý tưởng của mình. Điều ấy, trẻ sẽ rất hứng thú, sẽ biết rằng bằng cây bút màu nho nhỏ, những sáng tạo thủ công, cắt dán làm nên những bộ quần áo thời trang, vật dụng tái chế. Trẻ cũng sẽ góp phần tuyên truyền, thay đổi được ý thức của một số bộ phận người dân trong xã hội, trong gia đình. Nét vẽ của các em thiếu nhi là thông điệp gần gũi, dễ thương dễ chạm đến trái tim, suy nghĩ hành động của nhiều người.

Chính vì lẽ đó, tôi nghĩ, những người làm công tác môi trường, nên sử dụng các tranh vẽ mang tính gần gũi – dễ thương – thân thiện, để tuyên truyền ở những nơi đông người như bệnh viện, trường học, khu vui chơi, nơi họp hội, để từng hành động thiết thực vì môi trường sẽ được nhân lên. Bên cạnh đó, đi đôi với hình thức xử phạt cảnh cáo, song song với việc nêu gương sáng, để thực hiện tốt vì môi trường ngày càng nhiều, và hành động xấu – gây ô nhiễm không gian sẽ dần giảm đi.

Giáo dục ở nhà trường, luôn đồng hành cùng với gia đình. Nhằm góp phần tạo nên nề nếp thói quen, như một chiếc đồng hồ đã lên dây cót. Và cứ thế hành động văn minh, có trách nhiệm với môi trường là tự nhiên, nhu cầu thói quen của nếp sống. Và phải chăng, rất nên cập nhật thêm vào chương trình của các khối lớp, ý thức bảo vệ môi trường, cũng như những kiến thức quan trọng về  môi trường xanh.

H Xuân Đà

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)