Tòa soạnHoạt động tòa soạn

Giáo dục – Hành trình sáng tạo giá trị

Tạp Chí Giáo Dục

Trong dòng chảy vô tận của báo chí, chữ nghĩa ngập tràn như hiện nay, Tp chí Giáo dc TP.HCM lẳng lặng nhập cuộc vào đời sống xã hi đương thời vi góc nhìn riêng ca mình và luôn đng hành vi s nghip giáo dc ca nưc nhà.

Tác giả đang đọc Tạp chí Giáo dục TP.HCM

Giáo dc hin đi – Khơi ngun sáng to

Tình trạng bùng nổ kiến thức, sự phát triển nhanh chóng của các công nghệ giáo dục, sự gia tăng sĩ số, các áp lực xã hội đòi hỏi sự bình đẳng về giáo dục, tất cả khiến cho các phương pháp dạy và học truyền thống không còn thích hợp với thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Người ta đòi hỏi những phương thức mới, những hoạt động giảng dạy và học tập mới nhằm phát huy tối đa các tiềm năng của người học trong khoảng thời gian hợp lý, không được phí phạm. Còn nhớ, nhà văn Nguyên Ngọc có nói: “Một nền giáo dục hiện đại trước hết là ở trong tính hiện đại của triết lý giáo dục mà nó đeo đuổi. Và triết lý giáo dục hiện đại là xây dựng một nền giáo dục không phải để nhằm tạo nên một cái máy tinh xảo được nạp một bộ nhớ kiến thức khổng lồ như hiện nay ta đang ra sức làm mà là tạo nên những con người tự do sáng tạo biết và dám độc lập suy nghĩ, biết cách tự mình chiếm lĩnh lấy kiến thức, tự mình đi khám phá ra chân lý, lẽ phải và từ đó làm chủ cuộc sống của mình của đất nước…”. Thiết nghĩ, một triết lý giáo dục nhằm tạo ra con người tự do sáng tạo, tự khám phá tri thức thì cũng tất yếu đòi hỏi một phương pháp giáo dục khác hẳn phương pháp chúng ta đang thực hiện hiện nay, nó đòi hỏi sự hiểu biết tổng hợp từ nhiều nguồn tri thức khác.

Đã không ít người cho rằng, một số trường đại học của ta hiện nay là các trường “phổ thông cấp 4”. Điều này, không phải là không có lý, bởi lẽ tình trạng dạy và học theo kiểu phổ thông vẫn là phổ biến trong các trường đại học. Sinh viên đại học nhưng thực ra chỉ là những “thợ chép”. Dĩ nhiên học thụ động sẽ sản sinh ra những nhà “trí thức” thụ động, không có thói quen nghiên cứu, sáng tạo. Từ đó, dễ dàng thấy ngay sự vô cùng nguy hại của việc học theo kiểu “nhồi nhét” và “thầy đọc trò chép”. Suy cho cùng, “vấn nạn” giáo dục này xuất phát từ “tư duy kinh kệ” “sợ sai” so với các “bài bản, giáo trình, đề cương, huấn thị”…

Nhận thức được rằng người ta không thể học thuộc hết mọi thứ, vốn hằng hà sa số, cho nên nền giáo dục hiện đại nhấn mạnh đến quá trình sáng tạo hơn là sản phẩm trong việc giảng dạy, trong đó phận sự người thầy là làm gương và làm người hướng dẫn. Nhà giáo dục học Nhật Bản – Makiguchi, Chủ tịch sáng lập Soka Gakkai (Sáng Gia Học hội, đã từng nói: “Mục đích của giáo dục hiện đại không phải là truyền đạt tri thức, nhiệm vụ của nó là hướng dẫn quá trình học tập, là đặt trách nhiệm học tập vào tay bản thân người học. Người thầy không phải là người bán lẻ thông tin, người thầy là người cuối cùng trao chìa khóa cho phép học sinh mở cửa vào kho tàng tri thức của chính họ”. Có như thế, người học mới tự nỗ lực khai tâm cho chính mình và sáng tạo ra những giá trị cho cuộc sống. Con người vốn có tính sáng tạo của bản thân. Tinh hoa của nhân tính là tính sáng tạo, và con người phải biểu lộ tính sáng tạo trong hành vi của mình. Cao hơn nữa là sáng tạo ra các giá trị không chỉ phát triển năng lực của mỗi cá nhân để phục vụ cho chính mình, mà còn tạo ra những giá trị giúp ích cho cộng đồng, xã hội.

c sang tui 30, chc chn Tp chí Giáo dc TP.HCM s tiếp tc phát huy nhng thế mnh ca mình, phát trin đa dng thêm hình thc truyn thông… Đc bit, cn có thêm chuyên mc chia s kinh nghim giáo dc hin đi, mô hình giáo dc hiu qu các nưc trên thế gii, gii thiu nhng nhà ci cách giáo dc, nhng tm gương đin hình trong ging dy…

Cùng quan điểm này, nhà cải cách giáo dục người Ý, bà Maria Montessori (1870-1952) đã chia sẻ: “Phát triển sáng tạo là một chuỗi nối tiếp, sự ra đời này, tiếp nối sự ra đời khác. Nếu mục tiêu của loài người là tìm kiếm sự tiếp nối thực sự, thì nhiệm vụ của giáo dục là sự phát triển tiềm năng của con người”. Bởi vậy, với một thời đoạn đào tạo 4 hoặc 5 năm, các trường đại học ở bất cứ nơi nào trên hành tinh này cũng chỉ có thể hướng tới một mục tiêu khiêm tốn là cung cấp cho sinh viên: Một là, những kiến thức chuyên ngành cơ bản và  hai là, giúp cho sinh viên có khả năng khai phá và sáng tạo tri thức, khả năng làm việc cộng đồng, khả năng tự tạo ra việc làm để phục vụ cho việc học tập và lao động nghề nghiệp sau này. Chính mục tiêu thứ hai này, thiết nghĩ, mới là thước đo chủ yếu về chất lượng đào tạo của mỗi trường đại học trong thời đại hiện nay. Nhà khoa học thiên tài Albert Einstein trong quyển tác phẩm “Thế giới như tôi thấy” đã từng cảnh báo, khiến những người làm giáo dục nước ta cũng cần suy ngẫm: “… Bản chất của nền giáo dục có giá trị là lối tư duy phê phán độc lập phải được phát triển ở những người trẻ tuổi – một sự phát triển đang bị đe dọa trầm trọng bởi sự nhồi nhét (hệ thống điểm số). Giáo dục nhồi nhét tất yếu dẫn đến sự nông cạn. Cần có cách dạy làm sao để học sinh cảm thấy những điều họ được học là những quà tặng quý giá chứ không phải là một nhiệm vụ ngán ngẩm”.

Tp chí Giáo dc TP.HCM – Đng hành vi s nghip giáo dc

Cội nguồn của sự mẫn tuệ và tinh lực mở đường dẫn đến tương lai nằm ở đáy sâu trong sinh mệnh mỗi người. Nền giáo dục hiện đại mà nhân loại đang truy cầu chính là nền giáo dục làm phát lộ tươi đẹp “phần ở đáy sâu” đó của mỗi cá nhân. Để đạt như vậy, nhiều nhà nghiên cứu giáo dục đã thống nhất với nhau rằng, một nền giáo dục hiệu quả, phải là nền giáo dục được triển khai, tiến hành dựa trên sự chia sẻ trách nhiệm giữa ba thành phần: nhà trường – gia đình và xã hội/cộng đồng.

Xét như thế, Tạp chí Giáo dục TP.HCM với chức năng chia sẻ thông tin chuyên ngành, là tiếng nói của xã hội, của cộng đồng, là một bộ phận truyền thông, trọng yếu của nền giáo dục. Hơn nữa, trong kỷ nguyên của xã hội thông tin, vai trò của báo chí nói chung và Tạp chí Giáo dục TP.HCM nói riêng lại càng quan trọng hơn, bởi báo chính là chiếc cầu nối tri thức giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

Trong dòng chảy vô tận của báo chí, chữ nghĩa ngập tràn như hiện nay, Tạp chí Giáo dục TP.HCM lẳng lặng nhập cuộc vào đời sống xã hội đương thời với góc nhìn riêng của mình và luôn đồng hành với sự nghiệp giáo dục của nước nhà. Hành trình 30 năm, Tạp chí Giáo dục TP.HCM đã tạo dựng cho mình một bản sắc, bằng đam mê và sự tận tụy trong từng số báo với nhiều bài viết giá trị, vừa có hàm lượng tri thức, giá trị thông tin cao ở từng vấn đề, ở độ sắc sảo, ở từng góc nhìn trên mọi lĩnh vực của đời sống văn hóa, giáo dục, nghệ thuật, kinh tế, xã hội… Từ những số báo đầu tiên đến nay, Tạp chí Giáo dục TP.HCM đã thật sự hội nhập và phát triển với xã hội hiện đại cả về hình thức lẫn nội dung, về số lượng phát hành lẫn chất lượng bài viết, đặc biệt là Tạp chí Giáo dục TP.HCM online thu hút nhiều lượng truy cập của độc giả.

ThS. Nguyn Hiếu Tín

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)