Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Giáo dục hành vi ứng xử từ tác phẩm văn học

Tạp Chí Giáo Dục

Hai hc sinh đóng vai Tm và Cám trong hot cnh sân khu hóa tác phm Tm Cám

Với mục tiêu đổi mới và đưa văn học vào đời sống, mới đây Tổ ngữ văn Trường THCS-THPT Diên Hồng (Q.10, TP.HCM) đã tổ chức tiết học ngoài không gian lớp học gắn với hành vi ứng xử cho hơn 300 học sinh khối 10 thông qua tác phẩm Tấm Cám. Bước ra ngoài không gian lớp học truyền thống, tác phẩm được khoác lên mình “tấm áo của đời sống” qua hình thức sân khấu hóa; học sinh được tham gia trả lời các câu hỏi xoay quanh tác phẩm qua những trò chơi có thưởng. Theo đó, các câu hỏi mang tính tư duy, giáo dục học sinh đi từ kiến thức tác phẩm cũng được phát huy tối đa. Thầy Nguyễn Việt Đức (Tổ phó Tổ ngữ văn nhà trường) cho biết Tấm Cám là một tác phẩm văn học dân gian rất quen thuộc, gần gũi với học sinh. Nhiều em thậm chí chưa học nhưng đã thuộc làu cốt truyện. Vượt ra ngoài một tác phẩm văn học dân gian, Tấm Cám luôn gắn với những bài học mang tính giáo dục cao từ hành vi, số phận của mỗi nhân vật. “Những sự kiện của nhân vật trong tác phẩm mỗi người đều có thể gặp ngoài cuộc đời, thậm chí là gặp trong gia đình mình. Đó có thể là gia đình không trọn vẹn, là việc khi khốn khó có người giúp đỡ hoặc tự thân đứng lên, bài học về sự thành công cần phải được trui rèn qua nhiều gian khó… Gắn với lứa tuổi học sinh, đó là bài học về hành vi ứng xử với gia đình, bạn bè, thầy cô”, thầy Đức bày tỏ.

Bài học về hành vi ứng xử ấy với học sinh, theo thầy Đức, đó là sự đối xử công bằng, yêu thương giữa người với người trong mọi hoàn cảnh; là biết giúp đỡ, cảm thông với người khác. Nhưng trên hết, đó là cách nhìn cuộc sống một cách đa chiều, không phiến diện, quy chụp. “Giả sử như người dì ghẻ trong Tấm Cám, liệu nhân vật này có đáng bị lên án hay không. Nếu nhìn ở góc độ mẹ ghẻ con chồng thì đây là nhân vật cần phải lên án. Nhưng đứng ở góc độ mẹ của Cám thì nhân vật này lại cần sự cảm thông, chia sẻ bởi yêu thương con vô điều kiện. Văn học chính là hơi thở của đời sống. Khi đặt trong từng hoàn cảnh cụ thể, gắn với chính tác phẩm mình đã học, các em sẽ có những hành vi ứng xử phù hợp”, thầy Đức nhấn mạnh.

Ngoài việc sân khấu hóa tác phẩm Tấm Cám, vở kịch Người mẹ điên đầy cảm xúc cũng được đưa vào tiết học, giúp đưa những thông điệp của tiết học trở nên sống động hơn.

Tin, ảnh: Đ.Yến

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)