Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Giáo dục hòa nhập còn gặp khó từ… phụ huynh

Tạp Chí Giáo Dục

Giáo dc hòa nhp là ch trương nhân văn ca Nhà nưc nhm to môi trưng giáo dc bình đng vi tt c hc sinh, giúp nhng hc sinh có “khiếm khuyết” có th hòa nhp vi bn bè, vi xã hi…

Công tác giáo dục hòa nhập cần sự chia sẻ từ phía phụ huynh (ảnh minh họa)

Tại TP.HCM, hiện nay giáo dục hòa nhập ngày càng tăng ở các cấp học, trở thành khó khăn cho mỗi nhà trường. Tuy nhiên, trong nỗ lực giáo dục hòa nhập, nhiều trường học lại gặp khó từ chính phụ huynh.

Ph huynh luôn “nói không”

Nhiều năm làm công tác chủ nhiệm tại một trường tiểu học ở TP.HCM, cô B. (xin giấu tên – PV) chia sẻ, hiện nay số trẻ có biểu hiện, hành vi về tâm lý đang ngày càng tăng. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên do, như môi trường sống, việc trẻ tiếp xúc với thiết bị điện tử hoặc do chế độ ăn uống. Số trẻ có giấy chứng nhận là trẻ hòa nhập để học tập hòa nhập mỗi năm mỗi tăng, gây khó khăn cho nhà trường, thầy cô trong công tác quản lý, giáo dục học sinh.

Thế nhưng, theo cô B., điều khó nữa trong công tác giáo dục học sinh hòa nhập đó là nhiều học sinh có những biểu hiện của hòa nhập nhưng lại không được phụ huynh hợp tác, phụ huynh khó chấp nhận những khuyết điểm, hạn chế của trẻ, đặt lên trẻ những kỳ vọng và cách cư xử như với những trẻ khác. Chính điều này khiến giáo viên đôi khi phải “tự bơi” với trẻ, phụ huynh vô tình làm mất đi quyền lợi của trẻ.

“Theo quy định, mỗi lớp không được có quá 2 trẻ hòa nhập. Song trên thực tế, mỗi lớp có thể vượt quá con số quy định này, bao gồm cả những học sinh thuộc diện hòa nhập nhưng không có giấy chứng nhận hòa nhập. Điều này khiến giáo viên gặp nhiều khó khăn trong việc dạy học, tổ chức các hoạt động giáo dục tại lớp cũng như đánh giá học sinh… Dù vậy, khó hơn cả là phần nhiều phụ huynh rất khó chấp nhận, thậm chí không chấp nhận con mình “đặc biệt” hơn so với bạn bè để có sự phối hợp trong giáo dục trẻ. Trong nhiều trường hợp, khi giáo viên trao đổi phụ huynh còn cho rằng thầy cô có thành kiến với con mình…”, cô B. chia sẻ.

Tương tự, hiệu trưởng một trường tiểu học ở Q.Bình Tân than thở, khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, thách thức của giáo viên một phần đến từ sĩ số học sinh/lớp vượt chuẩn cao do áp lực gia tăng dân số hàng năm, khiến thầy cô khó thực hiện khi tổ chức dạy học theo hướng cá thể hóa cũng như tổ chức các hoạt động giáo dục trong giờ học. Cạnh đó, thách thức của thầy cô còn đến từ việc tỷ lệ học sinh hòa nhập mỗi năm đều tăng, năm sau tăng hơn năm trước…

“Đáng nói là trong số trẻ hòa nhập, có rất nhiều em không có giấy chứng nhận do phụ huynh không chấp nhận những biểu hiện của con. Có trẻ đến lớp không chịu ổn định theo nền nếp của thầy cô, thường xuyên bỏ lớp ra ngoài sân trường, có trẻ lại hay la hét và cắn bạn, cắn thầy cô nhưng khi trao đổi với phụ huynh thì phụ huynh chỉ cho rằng con mình chỉ có chút tăng động hơn bạn bè chứ không có vấn đề gì về tâm lý để phải đi khám hoặc nhờ bác sĩ can thiệp. Nhà trường rất nhiều lần trao đổi, phân tích để phụ huynh hiểu và có hướng hỗ trợ trẻ, cùng nhà trường phối hợp giáo dục trẻ hiệu quả nhưng phụ huynh luôn nói con không có vấn đề gì và từ chối can thiệp, khiến giáo viên cực kỳ khó trong giáo dục, đánh giá trẻ”, vị hiệu trưởng cho biết.

Thit thòi quyn li ca tr

Thầy Huỳnh Thanh Phú (Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân, Q.1) nhìn nhận, giáo dục hòa nhập hiện nay đang là một trong những thách thức lớn của nhà trường, giáo viên trong công tác dạy học. Bởi đội ngũ giáo viên dù được tập huấn, bồi dưỡng về công tác giáo dục học sinh hòa nhập nhưng cũng không thể có chuyên môn sâu để theo sâu sát trong từng trường hợp cụ thể. Đặc biệt là đối với những trường hợp trẻ dù có những biểu hiện về tâm lý, bệnh lý nhưng lại không được sự can thiệp của y khoa để chẩn đoán, có giấy chứng nhận cũng như có hướng hỗ trợ điều trị.

“Rào cn tâm lý ca ph huynh không chp nhn con mình “đc bit” là điu d hiu, nhưng “đc bit” đây không phi là vn đ gì đó xu xa mà ch đơn gin là s đc bit trong tâm lý và các em cn đưc nâng đ nhiu hơn, h tr nhiu hơn, theo mt cách đc bit t chính ph huynh, nhà trưng”, thy Hunh Thanh Phú (Hiu trưng Trưng THPT Bùi Th Xuân, Q.1) nói.

Nếu học sinh có những vấn đề về hòa nhập nhưng không có giấy chứng nhận hòa nhập thì sẽ được xem như những học sinh bình thường khác. Do đó, trong dạy học, kiểm tra đánh giá, giáo viên cũng sẽ tổ chức như đối với những đối tượng học sinh khác. Như vậy sẽ là thiệt thòi với chính những học sinh này, bởi việc tiếp thu kiến thức của các em khó khăn hơn bạn nhưng lại cùng chung một thang đánh giá. Trong nhiều trường hợp, vô tình phụ huynh đã đẩy các em vào thêm một áp lực nữa trong học tập”, thầy Phú nêu rõ.

Theo thầy Phú, rào cản tâm lý của phụ huynh không chấp nhận con mình “đặc biệt” là điều dễ hiểu, nhưng “đặc biệt” ở đây không phải là vấn đề gì đó xấu xa mà chỉ đơn giản là sự đặc biệt trong tâm lý và các em cần được nâng đỡ nhiều hơn, hỗ trợ nhiều hơn, theo một cách đặc biệt từ chính phụ huynh, nhà trường.

“Thậm chí, có khi học sinh thừa nhận với phụ huynh rằng bản thân em đang có những vấn đề về tâm lý, cần được hỗ trợ nhưng phụ huynh gạt phăng đi, không lắng nghe… Nhiều trường hợp đã xảy ra những điều đáng tiếc. Do vậy, phụ huynh cần phải thường xuyên trao đổi với con, thẳng thắn nhìn vào những biểu hiện tâm lý, hành vi của con để có hướng cùng với nhà trường phối hợp giáo dục trẻ tốt nhất”, thầy Phú khuyên.

Hiệu trưởng một trường THCS tại TP.Thủ Đức kể, nhà trường từng phải “giữ chân” học sinh theo đúng nghĩa đen bởi em cứ “hơi chút” lại dọa thầy cô và bạn bè. Điểm thấp cũng dọa, giận bạn cũng dọa, giận ba mẹ cũng lên trường dọa… Dù vậy, phụ huynh lại từ chối thừa nhận học sinh có vấn đề, mỗi lần nhà trường trao đổi với phụ huynh là phụ huynh lại la mắng trẻ để tâm lý trẻ càng thêm nặng nề.

“Để công tác giáo dục hòa nhập của nhà trường đạt hiệu quả và để đảm bảo quyền lợi của học sinh thì từ phía phụ huynh phải có cái nhìn cởi mở, đừng đặt nặng áp lực con mình phải so sánh với bạn bè, với con nhà người ta. Nếu phụ huynh cởi bỏ được áp lực này, dám chấp nhận phiên bản giới hạn của trẻ thì sẽ là cách hỗ trợ tốt nhất để trẻ hòa nhập sẽ hòa nhập được với bạn bè, môi trường, xã hội…”, vị hiệu trưởng nhấn mạnh.

Bài, ảnh: Thành Nam

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)