Y tế - Văn hóaThư giãn

Giáo dục học sinh chữ “lễ”

Tạp Chí Giáo Dục

Cô Phm Th Tuyết Nhung đang tương tác vi hc sinh trong tiết dy

Hướng đến việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, qua đó giúp các em có được nhân cách, đạo đức tốt, Tổ ngữ văn Trường THPT Tân Phong (Q.7) vừa tổ chức tiết dạy học chuyên đề “Chữ lễ trong văn học” cho học sinh lớp 12A2.

Dưới sự hướng dẫn của hai cô Phạm Thị Tuyết Nhung và Lê Thị Lệ (giáo viên môn ngữ văn) cùng với sự tham dự của nhiều giáo viên trong quận, tiết học trở nên đặc biệt mới lạ, đầy thú vị, học sinh rất sôi nổi, hào hứng.

Trong tiết học, các em đã được tự do phát biểu ý kiến về chữ “lễ”. Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau nhưng chung quy lại các em đều hiểu chữ “lễ”. Để học sinh hiểu rõ hơn, cô Phạm Thị Tuyết Nhung đã khái quát cụ thể cho các em biết rằng, “lễ” có nguồn gốc từ Nho giáo, có thể hiểu theo nghĩa tâm linh và xã hội. Theo ý nghĩa tâm linh, “lễ” là thờ cúng thần linh, ông bà, tổ tiên, còn theo nghĩa xã hội là thái độ, cách cư xử, đối nhân xử thế, cách làm người, làm những điều đúng đắn…

Không chỉ được nghe, học sinh còn được phân theo từng nhóm để thực hành phân tích chữ “lễ” trong văn học dân gian, văn học viết thông qua tác phẩm Thuật Hoài (Phạm Ngũ Lão); Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm); Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi); Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ – Vũ Trọng Phụng).

Nhắc đến thực trạng của chữ “lễ” trong xã hội ngày nay, cô Lê Thị Lệ cho rằng một số người chỉ vì lợi ích cá nhân mà quên đi những quy tắc đáng quý của người xưa.

Theo cô Lệ, trong thời gian qua, xã hội xuất hiện rất nhiều câu chuyện đáng buồn như vợ đánh chồng, con đánh cha, chồng đánh vợ, giáo viên bắt nạt học sinh… mà báo chí phản ánh. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là do cuộc sống hiện đại, nhiều người trọng vật chất, ảnh hưởng từ mạng xã hội và nhiều thứ khác nhau trong khi đó giáo dục ít quan tâm đến đạo đức học sinh… “Để khắc phục, theo tôi, nhà trường cần xây dựng nội dung, chương trình giáo dục phù hợp với tâm lý lứa tuổi của đối tượng học sinh; thực hiện tốt tuyên truyền về tác hại của các vi phạm. Quan trọng hơn hết, mỗi cá nhân phải ý thức tầm quan trọng của chữ “lễ” và các giá trị truyền thống tốt đẹp, qua đó giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp của cha ông”, cô Lệ chia sẻ.

Tin, ảnh: Kiu Khánh

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)