Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Giáo dục học sinh làm người công dân tốt

Tạp Chí Giáo Dục

Mc tiêu trng tâm năm hc 2022-2023 đưc TP.HCM đt ra là dy hc sinh hc đ làm ngưi con hiếu tho, có trách nhim, thu hiu “công ơn” và hành đng “biết ơn”…


Năm hc mi, các trưng hc phi đt ra nhim v trng tâm là dy hc sinh biết công ơn, biết ơn và phi trin khai nhiu hot đng giáo dc đ làm rõ mc tiêu này. Trong nh: Quang cnh đón hc sinh lp 1 ti bui l khai ging năm hc 2022-2023

Ông Lê Duy Tân (Trưởng phòng Giáo dục Trung học, Sở GD-ĐT TP.HCM) nhận định, việc giáo dục học sinh biết “công ơn” là vô cùng quan trọng, đặc biệt trong đổi mới giáo dục hiện nay. “Công ơn” là cội rễ của mọi vấn đề, chỉ khi biết “công ơn”, các em mới dám dấn thân, học tập, có lý tưởng, cống hiến… “Nhiều người nghĩ rằng mọi vấn đề trong cuộc sống thì chỉ cần trả đủ tiền là đủ rồi. Nhưng nếu vậy mới chỉ có “công” thôi, còn “ơn” thì chưa có. Khi mua một món đồ, ta trả tiền thì mới chỉ là trao đổi, còn phải dạy học sinh biết ơn người làm ra món đồ đó, biết ơn cha mẹ đã lao động để các em có tiền mua được món đồ đó… Công và ơn phải luôn được đi cùng nhau khi hình thành nhân cách của một con người”, ông Tân phân tích.

“Khi biết ơn, các em s là nhng ngưi con hiếu tho, sng trách nhim, biết s chia. Ch khi giáo dc hc sinh thu hiu “công ơn” và hành đng “biết ơn”, chúng ta mi có đưc thế h tr sng hoài bão, có lý tưng, trách nhim, hnh phúc, nghĩa tình. Đó vn luôn là mc tiêu sâu nht mà giáo dc hưng đến”, cô Vũ Th Ngc Dung (Hiu trưng Trưng THPT Bùi Th Xuân, Q.1) đánh giá.

Ông Tân cho hay, năm học 2022-2023, TP.HCM xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm là dạy học sinh học để làm người con hiếu thảo, có trách nhiệm, thấu hiểu “công ơn” và hành động để thể hiện “biết ơn”. Bên cạnh đó còn là học để có nghề nghiệp hiệu quả; học để đóng góp cho thành phố, đất nước; dạy học làm sao phải phát huy tính tích cực, tự học của người học, dạy học để học sinh hạnh phúc. Giáo dục học sinh học làm người công dân tốt, có kỹ năng, thích ứng với đô thị thông minh và quá trình hội nhập quốc tế. “Năm học mới, các nhà trường, thầy cô giáo phải đặt ra nhiệm vụ trọng tâm có chiều sâu là dạy học sinh biết công ơn, biết ơn và phải triển khai nhiều hoạt động giáo dục cụ thể để làm rõ mục tiêu giáo dục này. Khi dạy học sinh, thầy cô giáo phải chẻ đôi chữ “công ơn” để dạy. Dạy học sinh biết “công” và biết “ơn”. Người thầy càng giỏi, càng có uy tín, thì dạy điều này học sinh sẽ thấm càng sâu. Muốn như vậy, người thầy trước tiên phải gương mẫu, mẫu mực, phải có tình có nghĩa, có trước có sau. Khi dạy được học sinh điều này thì các hoạt động của nhà trường sẽ tốt hơn rất nhiều”, ông Tân quán triệt.

Về câu chuyện dạy học sinh thấu hiểu “công ơn” và hành động để “biết ơn”, thầy Nguyễn Anh Tuấn (Hiệu trưởng Trường THCS Lê Văn Tám, Q.Bình Thạnh) nhìn nhận, điều này xuất phát từ mỗi bài giảng của giáo viên, trong các hoạt động giáo dục của nhà trường tạo ra môi trường giáo dục nhân văn, vì học sinh. “Trong bối cảnh thế giới luôn có những biến động, giáo dục không thể nào đứng ngoài cuộc, đòi hỏi sự chủ động và thích ứng hơn nữa. Đơn cử như năm học 2021-2022 vừa qua khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, giáo dục đã bị tác động mạnh. Chỉ có thấu hiểu “công ơn” và hành động để “biết ơn” mới là điểm tựa để mỗi người vượt qua mọi khó khăn, giới hạn. Ngoài ra, mục tiêu của nhà trường trong năm học mới còn là trang bị cho học sinh tâm thế chủ động, thích ứng với mọi bối cảnh”, thầy Tuấn bày tỏ.

Trong khi đó, cô Vũ Thị Ngọc Dung (Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân, Q.1) chia sẻ, càng đổi mới giáo dục thì việc giáo dục học sinh hiểu về lòng biết ơn, sống biết ơn, hành động biết ơn… là điều quan trọng nhất. Từ việc dạy học sinh biết ơn trong suy nghĩ thì các em sẽ biết ơn trong hành động, sẽ sống có mục tiêu, hoài bão. “Khi ở nhà, các em được gia đình giáo dục về lòng biết ơn. Đến trường được thầy cô giáo nâng đỡ về lòng biết ơn. Khi các em biết ơn và hành động biết ơn thì sẽ luôn ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc học, biết suy nghĩ, cân nhắc trong mọi hành động. Từ đó sẽ không còn tình trạng bạo lực học đường, trường học sẽ đúng thực chất với môi trường giáo dục. Khi biết ơn, các em sẽ là những người con hiếu thảo, sống trách nhiệm, biết sẻ chia. Chỉ khi giáo dục học sinh thấu hiểu “công ơn” và hành động “biết ơn”, chúng ta mới có được thế hệ trẻ sống hoài bão, lý tưởng, trách nhiệm, hạnh phúc, nghĩa tình. Đó vẫn luôn là mục tiêu sâu nhất mà giáo dục hướng đến”, cô Dung đánh giá.

Bài, ảnh: Yến Hoa

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)