Tuyên truyền pháp luậtAn toàn giao thông

Giáo dục kiến thức ATGT trong trường học: Rất cần thiết!

Tạp Chí Giáo Dục

Thông qua các bui hc, các em hc sinh đưc hưng dn lái xe gn máy an toàn nhm nâng cao kiến thc và k năng tham gia giao thông. T đó hình thành nên ý thc giúp các em chp hành Lut An toàn giao thông ngay t khi còn ngi trên ghế nhà trưng.

Giáo dục kiến thức về an toàn giao thông trong trường học phải do người có chuyên môn dạy để học sinh dễ tiếp thu 

Nâng cao ý thc

Thời gian qua nhiều em học sinh điều khiển xe gắn máy, xe mô tô đến trường nhưng chưa đủ điều kiện, chưa hiểu hết các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông. Ý thức tham gia giao thông cũng chưa cao, kỹ năng điều khiển phương tiện không có vì vậy tiềm ẩn nguy cơ rất lớn gây tai nạn giao thông.

Tai nạn giao thông cướp đi hàng ngàn sinh mạng trẻ em (từ 6 đến dưới 18 tuổi) mỗi năm khiến ai cũng xót xa. Theo Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, năm 2023, khoảng 7,8% số nạn nhân thương vong do tai nạn giao thông là ở độ tuổi trẻ em, tương đương khoảng 900 trẻ em tử vong và gần 1.200 bị thương. Trong số đó có gần 1.500 trẻ em là học sinh bậc trung học phổ thông. Chỉ trong 9 tháng năm 2024, tai nạn giao thông cũng cướp đi sinh mạng 783 em, làm bị thương 2.018 em.

Anh Phan Hữu Trí (phụ huynh học sinh Trường THPT Trưng Vương (Q.1) chia sẻ, ở lứa tuổi học sinh, nền tảng kiến thức an toàn giao thông của các em rất giới hạn. Đôi khi bạn bè rủ rê, các em sẵn sàng lái xe máy khi chưa có bằng lái, không đội mũ bảo hiểm vô cùng nguy hiểm. “Những buổi phổ biến kiến thức ngoại khóa về an toàn giao thông như hiện nay là chưa đủ. Cho nên việc nghiên cứu đưa giáo dục kiến thức về an toàn giao thông trong trường học rất cần thiết, giúp học sinh nâng cao ý thức khi tham gia giao thông”, anh Trí bày tỏ.

Theo các chuyên gia, khi đưa chương trình giáo dục kiến thức về an toàn giao thông trong trường học chúng ta phải cân đối chương trình không để các em bị quá tải. Chương trình phải do người có chuyên môn dạy để trẻ dễ tiếp thu, tiếp thu đúng. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn giao thông cho con cái thì chính phụ huynh hãy nâng cao ý thức của mình, không tùy tiện giao xe là đang làm hại con mình. Vào đầu năm học, các cơ sở giáo dục cần tổ chức cho học sinh, cha mẹ học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên ký cam kết chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về an toàn giao thông. Học sinh đi xe đến trường phải đăng ký phương tiện, chủng loại để trường phối hợp công an địa phương kiểm tra, quản lý. Bản thân học sinh cần được học tập, tìm hiểu, trang bị những kiến thức, kỹ năng và các giá trị văn hóa giao thông an toàn; thực hiện nghiêm túc Luật Giao thông đường bộ khi tham gia giao thông.

Khi có kiến thức, học sinh sẽ tuân thủ các quy định về an toàn giao thông

Đại diện Phòng CSGT Đường bộ – Đường sắt, Công an TP.HCM cho biết, hoạt động tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về an toàn giao thông tại nhà trường đóng vai trò quan trọng. Đây là một hoạt động thiết thực mang lại hiệu quả trong công tác tuyên truyền, giáo dục của nhà trường. Hoạt động tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về an toàn giao thông giúp học sinh hiểu rõ về các quy định của pháp luật, từ đó, hình thành ý thức tự giác chấp hành luật khi tham gia giao thông”. Hoạt động tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về an toàn giao thông ngoài việc cung cấp cho học sinh những kiến thức về pháp luật, kỹ năng khi tham gia giao thông còn góp phần hình thành, xây dựng văn hóa giao thông. Từ đó tạo nên một thế hệ học sinh có văn hóa giao thông, biết tôn trọng luật pháp, bảo vệ tính mạng của bản thân và những người xung quanh. Học sinh là những tuyên truyền viên nhỏ tuổi, thông qua các trải nghiệm, hoạt động của mình, chính các em sẽ là người giúp lan tỏa thông điệp về an toàn giao thông đến gia đình và cộng đồng.

Cn thiết b an toàn cho tr

Theo đi din Phòng CSGT Đưng b – Đưng st, Công an TP.HCM thì hc sinh là nhng tuyên truyn viên nh tui, thông qua các tri nghim, hot đng ca mình, chính các em s là ngưi giúp lan ta thông đip v an toàn giao thông đến gia đình và cng đng.

Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 còn có quy định đến việc sử dụng thiết bị an toàn cho trẻ em trên xe ô tô khi tham gia giao thông. Theo đó, từ ngày 1-1-2026, trẻ dưới 10 tuổi hoặc có chiều cao dưới 1,35m không được ngồi cùng hàng ghế với lái xe và phải sử dụng thiết bị an toàn phù hợp. Đây là một trong những điểm mới, tiến bộ, quan tâm đến đối tượng tham gia giao thông là trẻ em.

Hiện nay xu hướng sử dụng xe ô tô ở nước ta đang tăng nhanh, vì vậy đảm bảo an toàn cho trẻ em khi tham gia giao thông bằng xe ô tô là vấn đề cần được quan tâm. Qua một con số nghiên cứu tại 3 TP: Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM cho thấy, bình quân chỉ có 1,3% ô tô có sử dụng thiết bị an toàn cho trẻ em.

Chị Cao Thị Thúy Hà (phụ huynh học sinh Trường THCS Đồng Khởi, Q.1) chia sẻ: “Nếu không có thiết bị an toàn mà chỉ đeo dây an toàn trên xe ô tô sẽ không đảm bảo an toàn, không đảm bảo tác dụng bảo vệ tốt nhất cho trẻ. Bởi thiết bị an toàn cho trẻ em trên xe ô tô được thiết kế phù hợp với kích thước và trọng lượng của trẻ em”.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trẻ em độ tuổi 12 và chiều cao 1m50 thì mới sử dụng dây an toàn đạt tiêu chuẩn. Nếu sử dụng thiết bị an toàn cho trẻ em trên ô tô hoàn toàn có thể hạn chế được những nguy cơ đáng tiếc khi có va chạm hoặc sự cố trong quá trình xe lưu thông.

Kiu Khánh

Bình luận (0)