Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Giáo dục kỹ năng sống bậc học nào cũng cần

Tạp Chí Giáo Dục

Đó là khng đnh ca các chuyên gia ti Hi ngh đnh hưng công tác giáo dc k năng sng (KNS) trong trưng hc đưc S GD-ĐT TP.HCM t chc sáng 26-7.

Hc sinh THPT đưc giáo dc k năng bo v môi trưng (nh minh ha). Ảnh: D.Bình

Tại TP.HCM, hoạt động giáo dục KNS đã được triển khai từ rất lâu trong các trường học. Trước đây, tuy không thành một khái niệm cụ thể nhưng hoạt động này đã được tích hợp vào các môn học chính khóa hoặc lồng ghép vào các buổi sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt chủ nhiệm… Đặc biệt, UBND TP.HCM và Sở GD-ĐT đã có nhiều văn bản quy định, hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện, triển khai công tác này vào trường học.

Gii công ngh, ngoi ng nhưng… thiếu KNS

Theo các chuyên gia, KNS được hình thành theo nhiều cách khác nhau, phụ thuộc rất nhiều vào môi trường sống và môi trường giáo dục của trẻ. Giáo dục KNS sẽ giúp trẻ biết cách chăm sóc và bảo vệ bản thân tránh khỏi những nguy hiểm, hòa nhập nhanh với môi trường xung quanh, biết phát triển các mối quan hệ với mọi người. Khi được trang bị những KNS phù hợp, đứa trẻ sẽ có cơ hội phát triển nhân cách đầy đủ và đúng hướng.

Theo TS. Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (giảng viên Khoa Tâm lý học Trường ĐH Sư phạm TP.HCM), việc có KNS sẽ giúp học sinh trở nên “thông minh hơn một chút, nắm bắt nhanh nhạy hơn một chút, làm việc hiệu quả hơn một chút, nhưng lại thành công hơn rất nhiều trong cuộc sống”. Tuy nhiên, hoạt động giáo dục KNS cho học sinh lại chưa được quan tâm đúng mức, chưa được thực hiện nhiều trong các trường học. “Chúng ta có rất nhiều học sinh giỏi các môn về khoa học, công nghệ, ngoại ngữ, hay các môn về tài năng nghệ thuật nhưng lại thiếu các kỹ năng cơ bản để giao tiếp, hợp tác, thuyết trình, thiếu tính tự lập khiến các em không có động lực vượt qua những giới hạn của bản thân và hoang phí tài năng tiềm ẩn; từ đó hình thành tâm lý lười biếng, e dè, nhút nhát. Nghiêm trọng hơn, mỗi năm nước ta có 8.000 trẻ tử vong vì thương tích, phần lớn do những tai nạn thường ngày như điện giật, bỏng, ngộ độc, đuối nước, bắt cóc, xâm hại…”, ThS. Nguyễn Thị Thu Hà (Học viện Quản lý giáo dục) nhìn nhận.

KNS ca hc sinh không th hình thành trong ngày mt, ngày hai mà đòi hi c mt quá trình: nhn thc – hình thành thái đ – thay đi hành vi.

Đi sâu vào phân tích thực trạng, ThS. Nguyễn Thành Phương (giảng viên Khoa Quan hệ quốc tế Trường ĐH Sài Gòn) cho biết chương trình giáo dục phổ thông còn nặng về kiến thức trong khi thời gian dành cho việc dạy học còn hạn chế khiến cho quá trình dạy học của giáo viên phải chạy đua với thời gian, phải truyền tải nội dung mà ít quan tâm tới việc rèn luyện kỹ năng cho học sinh; đặc biệt là những kỹ năng hòa nhập và ứng phó, giải quyết tình huống có vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. “Thực tế cho thấy khả năng ứng phó của nhiều học sinh phổ thông với các tình huống có vấn đề của đời sống còn hạn chế, ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường còn kém, bỏ rác chưa đúng nơi quy định; văn hóa giao tiếp ứng xử của một bộ phận học sinh chưa phù hợp với văn hóa người Việt Nam như chưa lễ phép với người lớn, giáo viên… Khi hòa nhập vào môi trường mới, trẻ nhút nhát, chưa mạnh dạn, sáng tạo”, ThS. Phương nói.

Giáo dc KNS cn phi có l trình

Đẩy mạnh giáo dục KNS trong năm học mới

Tại hội nghị, ông Nguyễn Minh (Trưởng phòng Công tác chính trị tư tưởng học sinh – sinh viên, Sở GD-ĐT TP.HCM) cho biết bước sang năm học 2017-2018, Sở GD-ĐT TP.HCM sẽ chỉ đạo các trường đẩy mạnh việc triển khai công tác giáo dục KNS, đưa KNS là một trong những hoạt động trọng tâm phải thực hiện trong nhà trường. Căn cứ vào nhu cầu thực tế, các trường sẽ xây dựng những chuyên đề, đưa vào kế hoạch năm học để được phê duyệt. Riêng với các hoạt động KNS thu phí cần có sự đồng thuận của phụ huynh học sinh và phải được sự cho phép của Sở GD-ĐT mới được tổ chức.

Tại hội nghị, các chuyên gia đã đưa ra nhiều mô hình, giải pháp nhằm triển khai sâu rộng công tác giáo dục KNS cho học sinh ở các bậc học. Theo đó, học sinh ở bậc học nào cũng cần phải được giáo dục KNS với những mục tiêu khác nhau, kể cả mầm non. “Nếu ở bậc mầm non, trẻ không được giáo dục KNS đầy đủ, đúng hướng thì sẽ gây nhiều trở ngại ở các bậc học sau. Lứa tuổi từ 3-6 có nhiều biến đổi tâm sinh lý và ý thức cũng như các hoạt động liên quan. Vì vậy, việc tổ chức hoạt động KNS cần quan tâm đến tính linh hoạt khi tổ chức, không chỉ đơn thuần là dạy mà còn kiến tạo môi trường giúp trẻ hoạt động và thực hiện những kỹ năng đã được hình thành. Phương pháp giáo dục KNS ở bậc mầm non cần phải tạo điều kiện để trẻ được tìm tòi, trải nghiệm, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú học của trẻ theo phương châm: chơi mà học, học bằng chơi”, TS. Nguyễn Hữu Long (Phó Giám đốc Phân viện miền Nam, Học viện Thanh thiếu niên miền Nam) phân tích.

Trên thực tế, KNS của học sinh không thể hình thành trong ngày một, ngày hai mà đòi hỏi cả một quá trình: nhận thức – hình thành thái độ – thay đổi hành vi; cần phải được thực hiện mọi lúc, mọi nơi; thực hiện càng sớm càng tốt và phải có sự phối hợp giữa gia đình – nhà trường để tránh trường hợp “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. Để thực hiện được quá trình này, ThS. Nguyễn Thị Thu Hà cho rằng các trường cần có chương trình thiết kế tổng thể, có giáo án cụ thể, bài bản cho từng khối lớp. Phòng học phải đảm bảo cơ sở vật chất, phương tiện dạy học: máy tính, máy chiếu, bàn học nhóm, công cụ phục vụ các hoạt động trải nghiệm, trò chơi…

Hiện TS. Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu đã biên soạn khung chương trình giáo dục KNS toàn diện cho học sinh tiểu học, THCS, THPT với thời lượng 2 tiết/kỹ năng gồm một tiết hướng dẫn các kỹ thuật hành động và một tiết thực hành xử lý tình huống, đóng vai, trải nghiệm. Tuy nhiên, để thực hiện được chương trình này, các trường cần đào tạo nguồn lực ngay tại chỗ để sử dụng lâu dài. “Hầu hết các trường đều có những giáo viên chủ nhiệm, tổng phụ trách Đoàn – Đội, giáo viên bộ môn giỏi, giàu nhiệt huyết và tinh thần trách nhiệm trong lĩnh vực này. Nếu được tập huấn, đào tạo đầy đủ, họ chắc chắn sẽ làm được”, TS. Hiếu khẳng định.

Ngc Anh

Bình luận (0)