Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Giáo dục kỹ năng sống – một yêu cầu cấp thiết

Tạp Chí Giáo Dục

Vài năm tr li đây, hot đng giáo dc k năng sng (KNS) trong trưng ph thông ti Đà Nng đã đưc chú trng trin khai. Tuy nhiên, tùy theo tình hình thc tế, mi trưng li thc hin khác nhau. Đ hot đng này tr thành ni dung bt buc trong chương trình giáo dc ph thông mi, theo lãnh đo nhiu trưng, cn đu tư đng b v cơ s vt cht, giáo trình chun và quy đnh thi gian dy hc.

Lp hc giáo dc KNS cho hc sinh do cô Phm Th Thùy Loan (Phó Hiu trưng Trưng THCS Nguyn Hu) ging dy

Trau di thêm k năng cho hc sinh

Lâu nay Trường THCS Lý Tự Trọng (quận Sơn Trà) đã lồng ghép nhiều hoạt động (ngoại khóa, tham quan trải nghiệm, dạy học tích hợp…) trong các môn văn, sử, địa… để giáo dục KNS cho học sinh bên cạnh chương trình học chính khóa. Thầy Phạm Hùng (Hiệu trưởng nhà trường) nhìn nhận việc lồng ghép giáo dục KNS vào các chương trình học trong nhà trường đã đem lại hiệu quả đáng ghi nhận. Nhờ đó học sinh được trau dồi thêm nhiều kỹ năng hơn như ứng xử với bạn bè, thầy cô, cha mẹ…; ứng xử tốt với môi trường xung quanh bằng nhiều hành động thiết thực như không dùng hộp xốp, chai nhựa, vệ sinh sân trường, lớp học… Tại Trường THCS Nguyễn Huệ (quận Hải Châu), hoạt động giáo dục KNS cũng được đưa vào chương trình qua nhiều hình thức như: dạy lồng ghép trong các môn học; tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp… Cùng với đó là triển khai chương trình giáo dục KNS của Bộ GD-ĐT với một số bài tập rèn luyện dành cho học sinh từ lớp 6 đến lớp 9, thực hiện trong các tiết sinh hoạt lớp (thời gian 2 tiết/tháng). Cô Phạm Thị Thùy Loan (Phó Hiệu trưởng nhà trường) cho biết chương trình giáo dục KNS được Bộ GD-ĐT xây dựng phù hợp đối với mỗi cấp học, chủ yếu tập trung vào ba mảng: kỹ năng nhận biết và sống với mọi người; kỹ năng nhận biết và sống với chính mình; các kỹ năng ra quyết định một cách có hiệu quả. “Hoạt động giáo dục KNS là không thể thiếu nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức nhất định để xử lý các tình huống gặp phải trong đời sống, ứng xử để bảo vệ và hoàn thiện mình”, cô Loan nói.

Ở bậc THPT, giáo dục KNS được áp dụng với nhiều bài học về kỹ năng, nhận thức mức cao hơn. Thầy Phạm Bá Hảo (Hiệu trưởng Trường THPT Phạm Phú Thứ, huyện Hòa Vang) cho biết hoạt động giáo dục KNS được tổ chức dưới dạng tích hợp với các môn học. Tùy theo bài, giáo viên tích hợp các vấn đề như lòng yêu nước, truyền thống văn hóa, tâm sinh lý lứa tuổi…; lồng ghép với các hoạt động trong sinh hoạt ngoại khóa dưới cờ, trong giờ chủ nhiệm như phòng chống bạo lực học đường, bạo lực gia đình, bình đẳng giới, xây dựng tình bạn đẹp… Qua các hình thức này, học sinh được trải nghiệm, rèn luyện KNS mang lại hiệu quả cao.

Tr thành môn hc bt buc

Nhìn nhận về sự cần thiết của hoạt động giáo dục KNS trong nhà trường, tuy nhiên, lãnh đạo nhiều trường cho rằng quá trình triển khai vẫn còn khó khăn như thiếu cơ sở vật chất, quỹ thời gian, giáo trình chuẩn… Cô Phạm Thị Thùy Loan cho biết hiệu quả thực hiện trong nhiều trường học thực tế chưa cao do các nguyên nhân như: Phương pháp, giáo trình, điều kiện thực hiện chương trình chưa phù hợp để đạt mục tiêu giáo dục. Cô Loan đề xuất cần đổi mới cơ chế, có chế độ phù hợp cho những người trực tiếp tham gia vào hoạt động giáo dục KNS trong nhà trường; tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ, giáo viên thực hiện chương trình giáo dục KNS. Bản thân giáo viên phải thật sự có kỹ năng thì mới có thể dạy học sinh về kỹ năng; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động giáo dục KNS; đổi mới bộ sách giáo dục KNS cho phù hợp; xây dựng giáo trình chi tiết và bám sát nội dung định hướng giáo dục KNS cho học sinh… Trong khi đó, thầy Phạm Hùng cho rằng: “Lâu nay để giáo dục KNS cho học sinh, nhà trường gặp khá nhiều khó khăn từ bố trí thời gian, con người đến cơ sở vật chất và các điều kiện khác. Bây giờ, nếu coi giáo dục KNS là một môn học bắt buộc thì phải đầu tư giáo trình, tập huấn giáo viên, phân bổ thời gian hợp lý”.

Thầy Ngô Ngọc Hoàng Vương (Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở GD-ĐT TP.Đà Nẵng) cho rằng giáo dục KNS giúp học sinh chuyển kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh; vững vàng trước những khó khăn, thử thách; biết ứng xử, giải quyết vấn đề một cách tích cực và phù hợp; làm chủ cuộc sống của mình. Trong bối cảnh hiện nay, học sinh thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực lẫn tiêu cực, luôn đối diện với hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị đúng đắn, phải đương đầu với các khó khăn, thách thức. Nếu thiếu KNS, các em dễ bị lôi kéo vào những hành vi tiêu cực, bạo lực, lối sống ích kỷ, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách. Vì vậy, giáo dục KNS cho học sinh là một yêu cầu cấp thiết, giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng xã hội; đồng thời các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực, chủ động, an toàn.

Phan Vĩnh Yên

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)