Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Giáo dục mầm non mới nên tiếp cận theo hướng tổng thể, toàn diện hơn

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Góp ý cho Đ án đi mi chương trình giáo dc mm non (GDMN), đi din s GD-ĐT các tnh thành cho rng ni dung đ án nên tiếp cn theo hưng tng th, toàn din hơn; không ch tiếp cn trc tiếp mà nên tiếp cn các điu kin đm bo trin khai thc hin chương trình.

Thực hiện đổi mới chương trình giáo dục mầm non nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng đòi hỏi cần tiếp cận theo hướng tổng thể, toàn diện hơn

Bộ GD-ĐT vừa tổ chức hội thảo tham vấn nội dung Đề án đổi mới chương trình GDMN. Đề án thực hiện theo quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về đổi mới GD-ĐT nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng GDMN năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045. Theo đó, Đề án đổi mới chương trình GDMN phấn đấu đến năm 2030, huy động được ít nhất 35% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ và 97% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo được đến trường; trẻ đến trường được học 2 buổi/ngày đạt 99,5%.

Đồng thời, bảo đảm cơ sở vật chất thực hiện chương trình GDMN đạt tỷ lệ 100% phòng học được chuẩn hóa, kiên cố hóa, bảo đảm 1 phòng học/nhóm, lớp; đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định. Bảo đảm số lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên theo quy định; 100% đội ngũ đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục vào năm 2030.

Chương trình cn đm bo tính vùng min

Bà Mai Thị Liên Giang – Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Bình đánh giá đề án xây dựng chương trình GDMN mới là một bước đổi mới tích cực, đi đúng lộ trình đổi mới toàn diện GD-ĐT, là chương trình mới được kế thừa từ chương trình GDMN 2009 và đã có những thời điểm bổ sung điều chỉnh.

Tuy nhiên, bà Giang cho rằng có nhiều yếu tố cần lưu ý, trong đó chương trình phải hướng đến phát triển toàn diện cho trẻ. Nội dung chương trình phải thực hiện việc xây dựng và kế thừa từ các giá trị đạo đức truyền thống, nhân văn và giá trị cốt lõi của người dân Việt Nam nhưng phải được đổi mới hiện đại, có tham khảo thêm chương trình các nước tiên tiến.

Chương trình GDMN mới cũng phải có tính liên thông với Chương trình GDPT 2018. Việc tổ chức thực hiện cần quán triệt cụ thể để tạo điều kiện cho xã hội được giám sát, cùng với ngành giáo dục thực hiện nhiệm vụ giáo dục trẻ em khi ở trường cũng như khi ở nhà.

Đại diện sở GD-ĐT các tỉnh thành khác đồng ý với mục tiêu của đổi mới chương trình và đánh giá đây là đề án lớn, mang tính chất đổi mới GDMN để đáp ứng yêu cầu mới. Tuy nhiên, các mục tiêu cụ thể chưa được đầy đủ, khái quát. Bà Nguyễn Hoài Hương – chuyên viên Phòng GDMN, Sở GD-ĐT Hà Nội góp ý bổ sung giáo dục bình đẳng giới và giới vào chương trình. Mục tiêu cụ thể của đề án bổ sung tỷ lệ huy động trẻ ở độ tuổi mẫu giáo từ 97% nên đưa lên 100% vì tỷ lệ này liên quan đến mục tiêu phổ cập trẻ mẫu giáo 3-5 tuổi đang lấy ý kiến ban hành.

Đặc biệt, nhiều ý kiến nhấn mạnh đề án phải tính toán đảm bảo tính vùng miền. Nếu Hà Nội đảm bảo trường chất lượng cao thì vùng cao đảm bảo cơ sở vật chất, trường lớp, đủ giáo viên.

Bà Phan Thị Dạ Thảo – Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Long An cho biết, trong tương lai tỉnh Long An sẽ có nhiều khu công nghiệp đồng nghĩa có nhiều dân di cư đến làm việc. Tuy nhiên, việc mở rộng và mở thêm các trường lớp cho các khu, cụm công nghiệp sẽ gặp khó khăn vì Long An không còn quỹ đất thực hiện. Hiện Long An cũng đang thiếu khoảng 216 giáo viên mầm non. Chỉ tiêu giao thì có nhưng không có nguồn để tuyển.

“Đây là những khó khăn trong điều kiện để chuẩn bị cho chương trình GDMN mới”, bà Thảo nói. Qua đó, bà Thảo kiến nghị Bộ GD-ĐT đề xuất, phân công rõ trách nhiệm Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng để theo ngành dọc các bộ này chỉ đạo các sở cùng Sở GD-ĐT có cùng tiếng nói thực hiện. Bộ GD-ĐT cũng  nên chỉ đạo các cơ sở giáo dục đào tạo có hình thức đào tạo giáo viên mầm non đủ số lượng sinh viên ra trường về địa phương phục vụ.

Kon Tum là tỉnh miền núi nên toàn bộ ngân sách gần như của Trung ương. Thời gian qua giáo dục tỉnh này chủ yếu dựa vào chương trình mục tiêu quốc gia,  xây dựng trường nội trú và bán trú nên ảnh hưởng đến đầu tư GDMN. Bên cạnh đó, tỉnh này còn gặp khó khăn về đội ngũ, thiếu nhiều giáo viên mầm non vì rất ít hồ sơ nộp vào tuyển dụng.

Bà Đinh Thị Lan – Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Kon Tum cho biết, hiện giáo viên mới đạt tỷ lệ 1,5/lớp gây khó khăn trong tổ chức hoạt động giáo dục. Cũng như Long An, bà Lan kiến nghị Bộ GD-ĐT tiếp tục kiến nghị các giải pháp đào tạo giáo viên mầm non, đặc biệt quan tâm cải thiện chế độ đãi ngộ để giữ chân giáo viên.

“Trong các giáo viên thì giáo viên mầm non là khổ nhất. Các cô làm cả thứ bảy, chủ nhật, phải tự làm đồ chơi cho học trò. Nhiều lúc các cô không đủ năng lượng để làm nhưng không vì thế mà bỏ trẻ. Việc cải thiện chế độ đãi ngộ tạo cho giáo viên có động lực gắn bó với nghề, đặc biệt vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số”, bà Lan nói.

Nên tiếp cn theo hưng tng th, toàn din hơn

Ông Võ Văn Minh – Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Trị đánh giá nội dung đề án hết sức trọng tâm, tuy nhiên ban soạn thảo đề án đang tiếp cận trực tiếp nội dung, đi thẳng vào đổi mới chương trình GDMN.

Theo ông Minh, nội dung đề án nên tiếp cận theo hướng tổng thể, toàn diện hơn, không chỉ tiếp cận trực tiếp mà cần tiếp cận các điều kiện đảm bảo triển khai thực hiện chương trình GDMN mới. “Nghị quyết 29 của Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT trong đó đổi mới chương trình là lõi của đổi mới căn bản, toàn diện, cũng là sản phẩm đầu ra của đổi mới. Nhưng đổi mới chương trình thì không bao hàm đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT mà phải đi cùng với các điều kiện khác phải đổi mới”, ông Minh nói.

Cũng theo ông Minh, để đổi mới được chương trình GDMN phải đổi mới cả cơ chế, thể chế để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện đảm bảo cơ sở vật chất, đội ngũ… Ban soạn thảo cần có nghiên cứu đề xuất những cơ chế, chính sách mới để trình các cấp có thẩm quyền nhằm đảm bảo đầy đủ các điều kiện triển khai chương trình. Các cơ chế chính sách cần đưa vào để giao nhiệm vụ cho các bộ ngành liên quan để có sự chuẩn bị. Việc làm này cũng là rút kinh nghiệm sâu sắc từ Chương trình GDPT 2018 thực hiện đổi mới nhưng chưa quan tâm đúng mức các điều kiện đảm bảo dẫn đến nhiều khó khăn khi thực hiện.

Mặt khác, ban soạn thảo cũng nên làm rõ cơ chế huy động, bố trí và phân bổ nguồn lực, trong đó đề xuất Chính phủ đề xuất Quốc hội ban hành một chương trình mục tiêu quốc gia để đổi mới chương trình GDMN; hoặc thấp hơn là một đề án đảm bảo cơ sở vật chất, đầy đủ nguồn lực để triển khai thực hiện. “Những địa phương có nguồn thu lớn thì rất thuận lợi trong việc triển khai chương trình. Song, những địa phương chưa tự cân đối được nguồn thu mà phải nhờ ngân sách của Trung ương hỗ trợ sẽ gặp khó khăn. Ban soạn thảo cần nghiên cứu bổ sung đề xuất, trong đó làm rõ phân cấp nguồn lực, xác định rõ cơ chế cụ thể để các cấp, địa phương có sự chủ động chuẩn bị triển khai chương trình GDMN mới”, ông Minh góp ý thêm.

Minh Phương

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)