Y tế - Văn hóaThư giãn

Giáo dục miền Nam trong tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968

Tạp Chí Giáo Dục

Hội Cựu giáo chức TP.HCM từng tổ chức thành công hội thảo với chủ đề Giáo dục miền Nam trong tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968. Sau thời gian tổng kết, Hội Cựu giáo chức TP tổ chức biên soạn tập sách “Giáo dục miền Nam trong tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968”. Sách tập hợp những bài viết, bài phát biểu, bài nghiên cứu về những hoạt động và đóng góp to lớn của đội ngũ giáo chức Sài Gòn – Gia Định trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước góp phần làm nên những chiến công của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968. Đó là hồi ức của các thầy cô giáo từ thành thị lên chiến khu tham gia hoạt động cách mạng (Lên chiến khu, Trung đội nữ giáo viên Kiến Tường trong Tết Mậu Thân), kể lại những ngày dạy chữ trong vùng địch (Sắt son với cách mạng, Một thời không quên), phong trào chống chiến tranh của các nhà giáo nội đô (Lực lượng giáo chức Sài Gòn trong Tết Mậu Thân)… Tác giả các bài viết là những nhà giáo từng một thời hiến dâng tuổi thanh xuân của mình để góp sức xây trường, dựng lớp, đem ánh sáng văn hóa đến các vùng chiến khu như nhà giáo Nguyễn Thị Yến Thu, Trần Nguyên Phò, Lê Bách, Lưu Văn Nam, Phạm Kim Dung, Trần Tố Nga, Phạm Kim Yến… Đặc biệt trong đó có bài viết Mậu Thân với những đồng đội ngã xuống (Hữu Lượng) và bài thơ “Dáng dứng Việt Nam” (Lê Anh Xuân) như một nén tâm nhang tưởng nhớ đến các nhà giáo liệt sĩ đã hy sinh trong mùa xuân 1968 gây xúc động cho người đọc.

Trong lời nói đầu, GS. NGND Phạm Minh Hạc – Chủ tịch Hội Cựu giáo chức Việt Nam viết: “50 năm đã trôi qua, nhưng dấu ấn của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 vẫn được lưu giữ trong ký ức của những người từng tham gia trong đó có giới giáo chức. Cuốn sách ra đời với mong muốn tri ân thầy cô giáo, sinh viên, học sinh đã tham gia sự kiện lịch sử hào hùng này, đồng thời để giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước”. Sách do NXB Giáo dục ấn hành.

Ngc Quang

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)