Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Giáo dục – một quá trình kiến tạo xã hội của thầy và trò

Tạp Chí Giáo Dục

Giáo dc ngày nay không còn là mt quá trình chuyn ti mt chiu, thy cung cp kiến thc và k năng, còn hc sinh lĩnh hi. Tuy vy, vic tiếp nhn tri thc t ngưi thy đi trưc vn rt quan trng. Hơn bao gi, môi trưng giáo dc hin đi vn là mt môi trưng ln ca đi sng mà ngưi tr cn đến khi bn thân còn nhiu khiếm khuyết.


Môi trưng giáo dc bây gi là mt khung cnh tương tác ni dung hc gia thy và trò, kiến thc t nhà trưng là mt sn phm đng kiến to (nh minh ha). Ảnh: Anh Khôi

Xuất phát từ lý thuyết hành vi cho rằng, người học nhất là những người còn rất trẻ thì chưa hiểu biết gì về thế giới mà chúng ta thường nói “trẻ con như tờ giấy trắng”. Vì thế, quá trình giáo dục được thiết kế bằng việc cố gắng truyền đạt thật nhiều, cung cấp thật rộng và “đổ đầy” cho người học. Vì vậy nên, người học tiếp nhận một cách thụ động, tuân thủ làm theo trong sự kiểm soát của người thầy. Điều này dẫn đến giáo dục như một quá trình định hướng tri thức, việc tiếp nhận tri thức khách quan thông qua quá trình cung cấp kiến thức từ người thầy. Phương pháp giáo dục đi theo thuyết hành vi này ngày càng hạn chế và dần dần được thay đổi thông qua luận điểm “lấy học sinh làm trung tâm”.

Hình thức tương tác giữa thầy và trò trong môi trường giáo dục ngày càng được đề cao. “Thầy đọc, trò chép” một thời trong giáo dục Việt Nam dường như không còn xuất hiện. Các nhà tâm lý và các nhà giáo dục ở thế kỷ 20 cho rằng tri thức của con người được hình thành, phát triển từ nhỏ cho đến khi trưởng thành là quá trình đồng kiến tạo. Luận điểm này xuất phát từ lý thuyết kiến tạo của nhà tâm lý học người Thụy Sĩ là Jean Piaget và nhà tâm lý học Jerome Bruner người Mỹ (1). Phương pháp và hình thức giáo dục cũng được nhấn mạnh đến sự phát triển nhận thức của con người, bao gồm cả thầy và trò. Thông qua quá trình dạy và học, thì thầy và trò cùng điều chỉnh nhận thức, bao gồm tri thức khoa học được đưa vào giảng dạy và truyền đạt. Triết lý giáo dục ở thế kỷ 20 trên thế giới đặc biệt quan tâm tới hoạt động tìm tòi, khám phá tri thức của học sinh từ người thầy của mình, từ đó sẽ tiếp nhận nó dựa trên sự hiểu biết của mình, hoặc điều chỉnh tri thức ấy theo nhận thức cá nhân. Quan điểm giáo dục ấy cho rằng tri thức của người thầy không còn là chân lý, tức hoàn toàn đúng trong mọi trường hợp, và học sinh không phải là “một tờ giấy trắng” mà trước khi tiếp nhận tri thức từ người thầy, học sinh ở một phạm vi nhất định đã có những trải nghiệm trước đó, sẵn có tri thức từ bên trong. Giáo dục, bây giờ là một quá trình kích hoạt cái sẵn có bên trong của học sinh, người thầy phải tạo ra hoạt động tương tác để cái bên trong ấy đối chiếu với cái thầy cung cấp. Từ nguyên lý kiến tạo ấy trong giáo dục, người thầy cùng học sinh điều chỉnh tri thức hướng đến sự đúng đắn phù hợp với quy luật khách quan của nhân loại.

Bước sang thế kỷ 21, lý thuyết kiến tạo tiến lên một bước phát triển mới, đó là lý thuyết kiến tạo xã hội (2). Ở đó, thầy và trò là những chủ thể chính kiến tạo xã hội thông qua quá trình giáo dục tại nhà trường. Điều đó có nghĩa là, học sinh không chỉ đối chiếu nhận thức của bản thân với kiến thức của người thầy mà còn phải tương tác với bạn học khác. Lý thuyết kiến tạo xã hội được áp dụng vào bối cảnh giáo dục và thiết kế chương trình giáo dục trên ba phương diện: người học với người học; người học với thầy của mình; người học và người thầy trong bối cảnh xã hội. Từ đó, đối tượng của quá trình giáo dục là nội dung giáo dục. Người thầy bây giờ mang vai trò lớn là người điều tiết các thảo luận tương tác chứ không còn độc quyền chân lý, nguồn kiến thức giúp học sinh đối chiếu nhận thức cá nhân với người khác, đối thoại với người khác và với nguồn kiến thức khác như tài liệu, sách, báo. Môi trường giáo dục bây giờ là một khung cảnh tương tác thật sự nội dung học giữa con người với nhau, kiến thức từ nhà trường là một sản phẩm đồng kiến tạo. Kiến thức mới có mối quan hệ với nhau, mang tính đặc thù của từng xã hội và luôn có sự trợ giúp, hỗ trợ lẫn nhau của các chủ thể giáo dục. Nhà giáo dục hiểu được nguyên lý kiến tạo xã hội, có thể góp phần thiết kế ra không gian học tập mà dường như người thầy và người học sẽ nhận thấy bản thân mình là người tạo ra tri thức mới. Đồng thời, các chủ thể giáo dục có những tương tác thích hợp và không còn mang nhận thức cá nhân, mà ở đó thầy và trò bình đẳng trong việc truy cầu kiến thức, là sự phù hợp với môi trường xã hội, hạn chế những áp lực và mâu thuẫn đáng tiếc, phản giáo dục trong môi trường giáo dục.

Nguyn Minh Thanh

* (1), (2) Nguyễn Quang Thuấn – Từ lý thuyết kiến tạo đến lý thuyết kiến tạo xã hội. Tạp chí Nghiên cứu nước ngoài, tập 33, số 4 (2017)

 

Bình luận (0)