Hội nhậpGiáo dục khắp nơi

Giáo dục New Zealand bứt phá ra sao?

Tạp Chí Giáo Dục

Từng là một quốc gia có phương pháp giáo dục đóng khung và đánh giá năng lực học sinh dựa trên điểm số, New Zealand đã 'bút phá' ra sao trong dạy dỗ học sinh?

Giáo dục New Zealand bứt phá ra sao?
Các em học sinh trong một tiết học ở New Zealand – Ảnh: N.Z.

Trên các bảng xếp hạng quốc tế, học sinh New Zealand nằm trong top 10 về khả năng đọc, top 12 về kiến thức khoa học… còn giáo viên phổ thông đứng top 4 trên toàn thế giới về sự chuyên nghiệp. 

Học sinh được học nhiều môn tự chọn

Kể từ năm 2002, New Zealand đã có những cải cách giáo dục mang tính bước ngoặt khi tập trung thay đổi và tạo ra sự khác biệt ngay từ khi học sinh bắt đầu học trung học. 

Theo đó, học sinh sẽ được đào tạo theo chứng chỉ NCEA, tương tự như bằng tốt nghiệp cấp 3 ở Việt Nam. Khác biệt là chứng chỉ này áp dụng hình thức học tín chỉ bắt buộc và tự chọn. 

Ở mỗi cấp độ của NCEA, học sinh sẽ phải đạt được số tín chỉ tối thiểu dựa trên khoảng 5-6 môn học bắt buộc và môn tự chọn, tùy theo sở thích và định hướng nghề nghiệp tương lai của mình.

Người học được phát triển tư duy, chủ động trong việc lựa chọn môn học và cứ sau mỗi kỳ thi NCEA, học sinh có quyền chọn lựa học lên cấp độ cao hơn hoặc rẽ hướng lên thẳng cao đẳng, đại học. 

Tiêu chuẩn đầu vào của các trường ĐH cũng được công bố rõ để học sinh có thể chọn lựa môn học phù hợp trong quá trình hoàn thành NCEA.

Đợt cải cách giáo dục mạnh mẽ với hệ thống NCEA đã mang lại kết quả ấn tượng: học sinh New Zealand nằm trong top 10 về khả năng đọc, top 12 về kiến thức khoa học… ở các bảng xếp hạng quốc tế, còn giáo viên phổ thông đứng top 4 trên toàn thế giới về sự chuyên nghiệp.

Đây đều là những đòn bẩy khiến nền giáo dục New Zealand được công nhận trên toàn cầu, tất cả các trường ĐH của New Zealand đều nằm trong Top 3% trường ĐH tốt nhất thế giới. 

Đưa công nghệ số vào chương trình học từ sớm

Giáo dục New Zealand bứt phá ra sao?
Các em học sinh trong một tiết học ở New Zealand – Ảnh: N.Z.

Gần đây New Zealand quyết định đưa Công nghệ số (CNS – Digital Technology) vào chương trình tiểu học (từ lớp 1 thay vì từ bậc trung học như chương trình cũ), coi đây là một kỹ năng thiết yếu tương tự như các môn học cơ bản khác để chuẩn bị cho học sinh bước vào “thời đại số”.

Quyết định này nhận được phản ứng tích cực từ xã hội lẫn các chuyên gia công nghệ thông tin. Đa phần mọi người cho rằng nếu chuẩn bị kỹ năng CNS cho các em học sinh ngay từ tiểu học, New Zealand sẽ tạo nên một thế hệ nhân lực mới có tay nghề cao, phục vụ cho định hướng phát triển kinh tế đất nước theo hướng kỹ thuật số. 

Bộ trưởng Bộ giáo dục New Zealand Nikki Kaye nhận định: "Khoảng 40% công việc hiện tại có nguy cơ tự động hóa cao trong 10-15 năm tới.

Điều này có nghĩa là từ các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, các nhà khoa học đến nông dân, chuyên gia y tế và thậm chí các nghệ sĩ sẽ cần có kiến thức và kỹ năng liên quan đến phát triển phần mềm, nội dung phương tiện truyền thông kỹ thuật số và thiết kế công nghệ”.

CNS được giảng dạy với sáu chủ đề: các thuật toán, lập trình, biểu diễn dữ liệu, các thiết bị số và cơ sở hạ tầng, các ứng dụng kỹ thuật số, con người và máy tính. 

Qua đó, trẻ em New Zealand sẽ hiểu được những khái niệm về công nghệ số như robot, trí tuệ nhân tạo… từ đó nắm bắt tư duy máy tính và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống thực nhờ kỹ năng thiết kế và phát triển các kết quả kỹ thuật số của mình.

Những thay đổi trên thể hiện cam kết mạnh mẽ của chính phủ New Zealand về việc đảm bảo tính thực hành trong giảng dạy và học tập thế kỷ 21.

Đồng thời, chương trình học mới sẽ tận dụng được 700 triệu đô mà New Zealand đã đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật số và việc học tập chuyên nghiệp.

Ngoài ra, để đưa tầm nhìn vào thực tế, chính phủ và nhà trường New Zealand đang phối hợp tích cực với các chuyên gia để giải quyết những thách thức mới đặt ra ở phía trước, như xây dựng tài liệu học tập, kỹ năng của đội ngũ giáo viên… 

Chính phủ New Zealand còn chi thêm 40 triệu đô nhằm nâng cao chuyên môn của giáo viên và tìm cách thu hút các sinh viên tốt nghiệp trong lĩnh vực STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán học) vào giảng dạy.

 

CÔNG NHẬT/TTO

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)