Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM: Cần hệ thống lại mạng lưới đào tạo

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Nhng năm gn đây, giáo dc ngh nghip (GDNN) TP.HCM đào to và cung cp ngun nhân lc cht lưng cao cho thành ph nói riêng, cc nói chung và phc v xut khu lao đng; tuy nhiên vic tuyn sinh mt s trưng vn gp khó khăn.

PGS.TS Cao Văn Sâm. Ảnh: T.Tri

Theo PGS.TS Cao Văn Sâm (Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, Bộ LĐ-TB&XH), những khó khăn trong tuyển sinh có thể giải quyết được nếu ngay từ bây giờ các trường cùng cơ quan quản lý Nhà nước chủ động, mạnh dạn đề xuất cơ chế chính sách, quyền lợi giữa nhà trường, doanh nghiệp và người học nghề. Trao đổi với Giáo dục TP.HCM, PGS.TS Cao Văn Sâm cho biết:

– Cũng như cả nước, GDNN TP.HCM đang đứng trước những thuận lợi cơ bản. Cụ thể, Luật GDNN đã có và đổi mới 50 nội dung, trong đó có nội dung giải quyết điểm nghẽn trong đào tạo đáp ứng yêu cầu giáo dục. Về mặt quản lý Nhà nước, GDNN đã giao về Bộ LĐ-TB&XH, hoạt động thống nhất không còn chồng chéo. Bên cạnh đó, GDNN cũng được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, tạo mọi điều kiện để hoạt động thuận lợi nhất. Học sinh, sinh viên tốt nghiệp được doanh nghiệp đón nhận. Đặc biệt là sự chủ động, nỗ lực của các trường trong tự chủ nhân sự, tổ chức, tuyển sinh và từng bước tiến đến tự chủ tài chính. 

Tuy nhiên, GDNN TP.HCM vẫn còn những thách thức lớn, đó là nguồn nhân lực công nghệ cao chưa đáp ứng. Các khu chế xuất – khu công nghiệp tại TP.HCM tập trung nhiều doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài với công nghệ sản xuất hiện đại. Bên cạnh đó còn có các doanh nghiệp Việt Nam liên kết với nước ngoài, công nghệ sản xuất cũng tiên tiến đòi hỏi nguồn lao động có tay nghề cao. Nhu cầu lao động đáp ứng công nghệ sản xuất mới là rất cao nhưng GDNN của ta chưa đáp ứng kịp.

PV: Vậy chúng ta phải làm gì, thưa ông?

– Bất kỳ giải pháp nào cũng đòi hỏi sự đồng bộ, phối hợp chặt chẽ giữa các bộ ngành. Việc đầu tiên, địa phương phải sắp xếp lại mạng lưới GDNN, đồng thời nâng cao năng lực của mỗi trường. Phía doanh nghiệp cũng cần phối hợp với cơ sở GDNN để cân bằng trong tuyển dụng, nâng cao thương hiệu, tạo địa chỉ tin cậy cho người lao động. Các trường phải xây dựng lại kế hoạch theo từng giai đoạn một, theo đó cần làm tốt công tác tuyển sinh, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo và giới thiệu việc làm. Giữ vững mục tiêu đào tạo gắn với nhu cầu doanh nghiệp và giải quyết việc làm. Sở LĐ-TB&XH cũng cần mạnh dạn đề xuất, kiến nghị các cơ chế chính sách, quyền lợi trong quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp.

Sắp tới chúng tôi sẽ trình Chính phủ đề án đổi mới và nâng cao chất lượng GDNN, trong đó có mục tiêu làm sao đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho cuộc cách mạng 4.0.

Hc sinh trưng ngh đang thc hành trong phòng thí nghim. Ảnh: M.Tâm

Đ nâng cao hiu qu công tác hưng nghip, tuyn sinh, theo ông cn các gii pháp gì?

– Thứ nhất, các trường được toàn quyền chủ động tuyển sinh thường xuyên và liên tục, tự chọn phương thức tuyển sinh, đó là một lợi thế. Thứ hai, sự bảo trợ của cơ quan truyền thông là cực kỳ quan trọng. Cơ sở dạy nghề cung cấp thông tin chung về GDNN, người học trong môi trường như thế nào, ra trường làm việc ở đâu… Đặc biệt, cơ quan truyền thông giới thiệu điển hình tiên tiến học nghề thành công, từ đó nâng cao năng lực tuyển sinh, hướng nghiệp hiệu quả. Thứ ba, Sở LĐ-TB&XH cần tổ chức các buổi hội thảo, trao đổi kinh nghiệm tuyển sinh để các trường trao đổi kinh nghiệm.

Nhm tránh lãng phí thi gian hc tp cũng như tài chính ca ngưi hc, Tng cc Dy ngh có đnh hưng gì cho các cơ s GDNN, thưa ông?

– Thực tế lâu nay, người học ĐH chưa xác định mục tiêu việc làm nhưng vẫn cố theo đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp, lãng phí. Thị trường lao động ngày càng sinh động, các cơ sở GDNN có thể đào tạo theo modul, tín chỉ, đào tạo liên thông tạo điều kiện cho người học tích lũy. Thời gian đào tạo linh hoạt phù hợp với người học.

Các trường cũng cần rà soát lại nghề trọng điểm quốc gia, khu vực và quốc tế để hệ thống lại mạng lưới đào tạo theo địa chỉ.

Xin cm ơn ông!

Trn Anh (thc hin)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)