Sự kiện giáo dụcTin tức

Giáo dục nghệ thuật cho học sinh bằng trưng bày “Phổ Hiếu Kỳ”

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Tối 5-5, tại trường EMASI Nam Long và EMASI Vạn Phúc đã khai mạc chuỗi trưng bày mang tên “Phổ Hiếu Kỳ” do Hệ thống Trường EMASI, Nguyễn Art Foundation cùng sự đồng hành của Lân Tinh Foundation phối hợp tổ chức.

Theo đó, “Phổ Hiếu Kỳ” trưng bày 46 bộ/tác phẩm của 26 nghệ sỹ gồm Bàng Nhất Linh, Bùi Công Khánh, Lêna Bùi, Cam Xanh, Alisa Chunchue, Doãn Hoàng Lâm, Cian Duggan, Regis Golay, Lim Sokchanlina… Tiêu đề của trưng bày là một sự hồi đáp, phản tư và mở rộng khái niệm “căn buồng hiếu kỳ” (“cabinets of curiosities”) thuở xưa, vay mượn những góc nhìn của các nghệ sĩ – khoa học gia ngày nay khi họ thử nghiệm với những giới hạn về mặt đề tài, chất liệu và phương tiện để theo đuổi tính hiếu kỳ của bản thân, của xã hội hậu hiện đại. Sự hiếu kỳ ấy diễn ra trên một phổ giao thoa giữa các bộ môn nghệ thuật và các bộ môn khoa học tự nhiên, xã hội.

Theo ban tổ chức, sự kiện là một bước đánh dấu quan trọng trong việc phối hợp triển khai các hoạt động nghệ thuật trong giáo dục giữa các trường học và các đơn vị, tổ chức có chuyên môn.

Được biết, tại EMASI, nghệ thuật được truyền tải nhuần nhuyễn và khéo léo xuyên suốt quá trình trải

nghiệm, phát triển của các em học sinh. Theo đó, EMASI nỗ lực giảng dạy sâu rộng các bộ môn nghệ thuật như thanh nhạc, nhạc cụ, hội họa, kịch nghệ, vũ đạo… Bên cạnh đó, khi tham gia các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ, những cuộc thi nghệ thuật của trường, ngoài việc có những giờ phút thư giãn chất lượng, các em học sinh còn được rèn luyện cũng như phát triển năng lực thẩm mỹ.

Nghệ thuật ở EMASI không chỉ là yếu tố nòng cốt trong hoạt động dạy và học mà còn hiện hữu tại không gian xung quanh, hoà hợp với môi trường lớp học và hơn hết là ẩn chứa trong chính thiết kế đương đại độc đáo của hai ngôi trường EMASI Nam Long và EMASI Vạn Phúc. Nhà trường trưng bày quanh khuôn viên rất nhiều tác phẩm của các nghệ sĩ đương đại như: “Mật, Mật, Mật” của Ly Hoàng Ly, “Kén” của Đàm Đăng Lai, “Sắc màu Ảo tưởng” của Adam Goldstein… tạo điều kiện để các thành viên trong cộng đồng nhà trường luôn được trực tiếp hoặc gián tiếp tiếp cận, thậm chí là phát triển cùng đa dạng các tuyệt tác nghệ thuật.

K. Anh

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)