Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Giáo dục nghệ thuật dân gian – dân tộc trong học đường: Còn nhiều khó khăn

Tạp Chí Giáo Dục

Giáo dục nghệ thuật dân gian – dân tộc trong học đường: Còn nhiều khó khăn - Audio
00:00 / 00:00
An audio error has occurred, player will skip forward in 2 seconds.
  1. 1 Giáo dục nghệ thuật dân gian – dân tộc trong học đường: Còn nhiều khó khăn Audio

Đy mnh giáo dc ngh thut dân gian – dân tc cho hc sinh giúp to ra đi ngũ công chúng tr có hiu biết, có nhn thc đúng đn, biết thm thu nhng cái hay, cái đp, nhng giá tr đc đáo ca ngh thut dân tc. Tuy nhiên, công tác giáo dc trong lĩnh vc này vn còn nhiu khó khăn, rt cn s đng hành, h tr t nhiu phía đ gìn gi các giá tr di sn văn hóa ngh thut truyn thng.

Đẩy mạnh giáo dục nghệ thuật dân gian – dân tộc giúp tạo ra đội ngũ công chúng trẻ thẩm thấu những cái hay, cái đẹp 

Nhiu đơn v thc hin

ThS. Phạm Thái Bình (cán bộ phụ trách Phòng nghệ thuật dân gian, Trung tâm Văn hóa TP.HCM) cho biết, xuất phát nỗi lo nghệ thuật truyền thống dân tộc bị mai một, thất truyền, những năm qua, Trung tâm Văn hóa TP.HCM và nhiều đơn vị có cả một số đơn vị nghệ thuật xã hội hóa thực hiện rất nhiều chương trình giới thiệu về nghệ thuật dân gian – dân tộc trong học đường. Điều này đã tạo cơ hội cho học sinh, sinh viên tiếp cận, làm quen, hiểu biết thêm về tính chất âm nhạc, nét đặc trưng cơ bản của một số di sản nghệ thuật dân gian – dân tộc độc đáo của Việt Nam.

Theo ThS. Bình, từ khi nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Trung tâm Văn hóa TP.HCM đã triển khai kế hoạch thực hiện một số hoạt động. Điển hình như: Tổ chức cuộc vận động sáng tác lời mời đờn ca tài tử Nam bộ, tổ chức lớp tập huấn và phát hành ấn phẩm tài liệu cho các quận/huyện; phối hợp với các đơn vị giáo dục thực hiện lần lượt các chương trình giới thiệu nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ cùng các loại hình nghệ thuật dân gian – dân tộc khác như: Ca trù, quan họ, chầu văn, hầu đồng, múa bóng rỗi, dân ca ví dặm… phục vụ học sinh, sinh viên; mở lớp “Truyền dạy ca tài tử” dành cho thiếu nhi trên địa bàn TP.HCM.

Từ năm 2007, Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang tổ chức thực hiện chương trình “Sân khấu học đường” hướng đến đối tượng học sinh trung học cơ sở. Nhà hát chủ động thiết kế, xây dựng giáo trình giảng dạy phù hợp với trình độ, lứa tuổi học sinh và mời nghệ nhân, nghệ sĩ có kinh nghiệm chuyên môn tay nghề vững chắc tham gia truyền dạy. Chương trình đã giúp thầy cô giáo và học sinh một số trường như: THCS Nguyễn Du (quận Gò Vấp), THCS Tân Phú Trung (huyện Củ Chi), THCS Nguyễn An Khương (huyện Hóc Môn)… hiểu thấu đáo hơn quá trình hình thành và phát triển của đờn ca tài tử Nam bộ, nguồn gốc ra đời của ca ra bộ, tính chất đặc thù của sân khấu cải lương, điểm khác biệt giữa âm nhạc tài tử và âm nhạc cải lương, hiểu tận tường tính năng một số nhạc cụ truyền thống như: Đàn kìm, cò, tranh, bầu, trống, bộ gõ, song loan, sáo… Ngoài ra còn hướng dẫn học sinh tập ca một số làn điệu truyền thống như các điệu: Thu hồ, long hổ hội, khốc hoàng thiên, vọng kim lang…

“Các đơn vị còn dạy học sinh thực hành các trình thức vũ đạo cơ bản của cải lương như: Kép văn, kép võ, đào văn, đào võ…; truyền dạy học sinh về kỹ thuật biểu diễn; tổ chức dàn dựng, tập luyện học sinh hóa thân các nhân vật trong một số vở cải lương hợp với lứa tuổi học sinh. Chương trình đã tạo không khí sôi nổi, hấp dẫn, lôi cuốn học sinh và thầy cô giáo hăng hái tham gia”, ThS. Bình cho biết.

Một chương trình nghệ thuật dân tộc của Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang dành cho học sinh

Trong khi đó, Nhà hát Nghệ thuật Hát bội TP.HCM thực hiện chương trình giới thiệu hát bội vào học đường phục vụ và giới thiệu đến các em học sinh tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn TP những kiến thức căn bản nhất của nghệ thuật hát bội.

Nhìn chung, những hoạt động đều nhằm chung mục đích đó là tăng cường giáo dục đạo đức, thẩm mỹ thông qua việc giới thiệu những tinh hoa của nghệ thuật dân gian – dân tộc. Đây là giải pháp hay và hữu hiệu trong công tác giáo dục giá trị nghệ thuật dân gian – dân tộc trong học đường, cũng như trong hoạt động bảo tồn, phát huy các giá trị nghệ thuật truyền thống trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay.

Nhiu khó khăn

Các chương trình về nghệ thuật dân tộc được tổ chức nhận được sự hưởng ứng, ủng hộ từ lãnh đạo các sở ngành liên quan và thầy cô giáo nhưng cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình thực hiện.

Ông Nguyễn Văn Nghiệp (đại diện Khoa Âm nhạc truyền thống, Nhạc viện TP.HCM) cho rằng, khó khăn là do nội dung chương trình chưa thống nhất vì mỗi đơn vị làm một kiểu.

Nội dung chương trình chưa thật sự chuẩn mực. Vài tiết mục có nội dung không phù hợp với trình độ, lứa tuổi học sinh, sinh viên. Ngoài những tiết mục phù hợp như: Trần Quốc Toản ra quân, Lục Vân Tiên… một số chương trình đưa thêm những trích đoạn cải lương mà nhân vật trung tâm có số phận bất hạnh phải chịu nhiều gian truân như nàng Thoại Khanh (vở “Thoại Khanh – Châu Tuấn”) hoặc như Quận chúa Quỳnh Nga (vở “Bên cầu dệt lụa”)… không phù hợp với sân khấu học đường.

Ngoài ra, nguồn kinh phí dành cho hoạt động giáo dục giá trị nghệ thuật dân gian – dân tộc chưa được quan tâm đầu tư đúng mức làm ảnh hưởng nhiều đến công tác tổ chức và chất lượng hoạt động chuyên môn.

Chương trình học văn hóa của học sinh hiện nay rất nặng, thời gian lại eo hẹp nên công tác giáo dục giá trị nghệ thuật dân gian – dân tộc chỉ đưa vào các buổi sinh hoạt ngoại khóa ngoài giờ lên lớp. Các đơn vị giáo dục chưa nghĩ đến việc dành thời gian cụ thể để giới thiệu với học sinh các loại hình nghệ thuật truyền thống trong chương trình chính khóa của trường. Cùng với đó, các nghệ nhân giỏi chuyên môn đã lớn tuổi, bệnh tật và mất dần, tuổi đời các nghệ nhân chưa được trẻ hóa. Dẫn đến hệ quả, lớp trẻ không được thụ hưởng những cái hay, cái độc đáo và những giá trị tinh túy nhất của các loại hình nghệ thuật dân gian – dân tộc.

“Từ những hạn chế đó, chúng tôi rất cần sự quan tâm và những giải pháp xác thực từ phía Nhà nước, ngành giáo dục, ngành quản lý văn hóa và các tổ chức xã hội ở TP.HCM đối với công tác giáo dục giá trị nghệ thuật dân gian – dân tộc trong nhà trường. Điều này nhằm thể hiện sự tri ân những đóng góp, cống hiến của các thế hệ ông cha cho nghệ thuật dân tộc, qua đó, góp phần gìn giữ những giá trị tinh hoa tinh túy chắt lọc từ bao đời nay không bị mai một và thất truyền, phát huy các di sản văn hóa phi vật thể trong thời kỳ hội nhập.

H Trinh

Bình luận (0)