Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Giáo dục nghị lực cho trẻ

Tạp Chí Giáo Dục

Vic giáo dc ngh lc s giúp trt qua nhng tr ngi trong hc tp và cuc sng đ vươn lên đt kết qu cao nht ch thc s có hiu qu khi gia đình không phó thác hoàn toàn cho nhà trưng, cho thy cô mà phi phi hp cht ch, linh hot theo tng hot đng c th.

Việc giáo dục nghị lực sẽ giúp trẻ vượt qua những trở ngại trong học tập và cuộc sống. Ảnh: IT

Không ít bậc cha mẹ phàn nàn rằng con mình thường thực hiện những công việc được giao một cách đầu voi đuôi chuột, không có nghị lực để theo đuổi mục tiêu của mình. Nếu cha mẹ không theo sát quản lý là trẻ buông xuôi ngay, kể cả những việc chúng vốn rất thích thú. Khi gặp phải vấn đề khó khăn, trẻ thường ít khi quyết tâm khắc phục mà chỉ luôn nghĩ đến cách cầu cứu cha mẹ hoặc người khác giúp đỡ. Gia đình biết rằng cháu sẽ khó thành công trong cuộc sống sau này nếu thiếu tính kiên trì, chịu khó. Tuy nhiên, việc giáo dục nghị lực sẽ giúp trẻ vượt qua những trở ngại trong học tập và cuộc sống để vươn lên đạt kết quả cao nhất chỉ thực sự có hiệu quả khi gia đình không phó thác hoàn toàn cho nhà trường, cho thầy cô mà phải phối hợp chặt chẽ, linh hoạt theo từng hoạt động cụ thể.

Nhng phm cht ngh lc cn rèn cho tr

Tính mục đích: Là phẩm chất vô cùng quan trọng của ý chí, là năng lực của một cá nhân biết đặt hoạt động của mình tuân theo mục đích nhất định có ý nghĩa xã hội cao cả và kiên định thực hiện mục đích đã định trong mọi hoàn cảnh. Nếu trẻ có tính mục đích cao thì trong hoạt động luôn kiên định vững vàng, tập trung trí tuệ xem xét mọi vấn đề, có hành động sáng tạo, có quyết tâm để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

– Tính độc lập: Là phẩm chất ý chí cho phép chủ thể hành động đề ra quyết định và thực hiện hành động theo những quan điểm và niềm tin của mình. Đồng thời biết tiếp thu có phê phán ý kiến của người khác. Trong cuộc sống, trẻ có tính độc lập cao sẽ chủ động nắm bắt tình hình, quyết định hành động chính.

– Tính quyết đoán: Là khả năng đưa ra những quyết định kịp thời, dứt khoát trên cơ sở tính toán, cân nhắc kỹ càng chắc chắn. Trong cuộc sống, nhất là trong học tập, thi cử khi có tình huống đột ngột thay đổi đòi hỏi trẻ phải vận dụng sáng tạo các phương thức thực hiện khác nhau cho phù hợp với tình huống cụ thể, thì tính quyết đoán sẽ giúp trẻ xử lý tốt nhiệm vụ đặt ra. Tuy nhiên, tính quyết đoán không đồng nhất với tính độc đoán, bảo thủ, bất chấp quy luật. Trẻ đang ở độ tuổi hoàn thiện nhân cách, nên còn thiếu kinh nghiệm. Vì thế, đồng thời với việc rèn tính quyết đoán cho trẻ, cha mẹ hãy trang bị cho trẻ những hiểu biết cơ bản về cuộc sống để làm cơ sở cho những quyết định của mình.

– Tính kiên cường, dũng cảm: Là khả năng chịu đựng mức độ căng thẳng cao, kéo dài trước những khó khăn, thử thách về tinh thần, tình cảm, thể xác… trong quá trình hành động. Trong cuộc sống, nếu trẻ có phẩm chất này luôn sẵn sàng nhận mọi nhiệm vụ khó khăn, nguy hiểm nhất, bình tĩnh, tự chủ, kiên định khắc phục mọi gian nan, thử thách. Ngược lại, trẻ thiếu phẩm chất này khi gặp khó khăn, thất bại dễ nản chí, nảy sinh tư tưởng hoài nghi, dao động, dễ dàng từ bỏ mục đích của mình. Tính kiên cường, dũng cảm của trẻ được thể hiện rất phong phú trong mọi lĩnh vực hoạt động và đời sống hằng ngày.

Bin pháp rèn luyn ngh lc cho tr

Để hình thành và phát triển các phẩm chất ý chí cho trẻ, các bậc cha mẹ cần làm tốt một số biện pháp sau:

Thường xuyên giáo dục tinh thần trách nhiệm trong học tập và thực hiện công việc cho trẻ. Ý chí là sự kết hợp hữu cơ giữa yếu tố trí tuệ và tình cảm, do vậy trẻ phải được xây dựng động cơ, thái độ hoạt động nói chung và học tập nói riêng một cách đúng đắn thì mới rèn được ý chí cho bản thân. Trang bị cho trẻ những hiểu biết cơ bản, hệ thống, thiết thực và hiện đại nhằm nâng cao trình độ nhận thức cho trẻ. Đây là biện pháp rất quan trọng để hình thành, phát triển các phẩm chất ý chí tốt đẹp cho trẻ. Cho trẻ trải nghiệm cuộc sống thực tiễn với mức độ khó khăn tăng dần để bồi dưỡng phẩm chất ý chí cho trẻ.

Phát huy tính tích cực, tự giác, tự giáo dục, tự rèn luyện ý chí và phẩm chất ý chí cho trẻ. Động viên trẻ tự giác tu dưỡng rèn luyện, nâng cao các phẩm chất ý chí của mình, xác định đúng đắn động cơ, mục đích hành động, quyết tâm học tập, rèn luyện. Các bậc phụ huynh và thầy cô giáo phải thực sự là tấm gương về phẩm chất ý chí tốt đẹp trong thực tiễn hàng ngày để trẻ noi theo.

Trn Th Lài (Ging viên tâm lý ĐH Nguyn Hu)

Bình luận (0)