Giáo dục chú trọng đến kết quả
Những ai đã trải qua từ 15 tới 20 năm học ở Singapore đều có ý kiến như nhau khi hệ thống quá chú trọng về điểm và bằng cấp.
Sinh viên được dạy tránh rủi ro trong môi trường học tập cứng nhắc và khuôn khổ. Mọi sự quan tâm và năng lượng quý báu được dồn vào việc tập trả lời các câu hỏi sao cho đúng. Chương trình giảng dạy tại trường xoay quanh các câu hỏi và trả lời đúng hay sai trong khi việc khai thác khả năng sáng tạo lúc làm bài thi rất ít. Học sinh biến thành những cái máy biết trả lời những câu hỏi đúng như sách vở!
Bước vào bất cứ hiệu sách quen thuộc nào bạn cũng sẽ nhận ra các tập sách và hướng dẫn cách trả lời những câu hỏi kiểu mẫu suốt 10 năm học qua đều bán chạy như tôm tươi. Cứ như vậy thì khó mà sửa được những thói quen xấu do giáo dục tạo ra.
Nền giáo dục tránh rủi ro của quốc gia
Khó khăn thứ hai là ngay cả hệ thống giáo dục quốc gia cũng cho lời khuyên cần cẩn trọng khi làm bất cứ việc gì. Tất cả các bài viết trong tờ báo The Singapore Story (Câu chuyện về Singapore) được viết bằng kiểu ngôn ngữ tránh rủi ro giống như khẩu hiệu trong nhiều năm qua có thể dẫn chứng như sau:
“Làm sai một chuyện là ta có thể mất hết những gì ta đã từng xây dựng”.
“Singapore không hẳn là một nước chứ đừng nói là một quốc gia”.
“Chúng ta là một xã hội gồm nhiều chủng tộc, nhiều tôn giáo, nên cần suy nghĩ thật kỹ trước khi làm gì hay nói gì có hại đến những thành công của chúng ta”.
“Tất cả mọi người dân Singapore cần hành động và tiến lên như một khối”.
“Chúng ta phải nghe theo nhà lãnh đạo đầy năng lực”.
Những điều này liệu bạn nghe có quen tai không? Chắc chắn một điều không sai là muốn cố gắng cần có “nhiên liệu”! Và muốn cố gắng để làm được chuyện gì có tính cách ngoạn mục hoặc rủi ro một chút thì “nhiên liệu” phải là những hành vi chịu rủi ro, những thái độ không sợ thất bại và một ham muốn thích thú khi làm những công việc đó.
Buồn thay, những thứ đó đã không được dạy trong nhà trường!
Sửa đổi hệ thống giáo dục
Tất cả những vấn đề nêu trên đều liên quan đến việc tại sao sinh viên không cố gắng như chúng ta mong muốn.
Sinh viên không có ý thức chịu trách nhiệm về số phận của chính bản thân. Do đó trong tương lai nếu muốn sửa đổi hệ thống giáo dục thì phải nhận ra rằng bên ngoài hệ thống này, mọi sinh hoạt đang diễn ra với một trình tự khác hẳn và cần gắn kết các khác biệt này vào kiến thức truyền đạt trong lớp học. Nghĩa là không chú trọng đến những câu trả lời đúng nữa. Vì đôi khi không có câu trả lời nào đúng cả! Và để bắt đầu, sinh viên cần tìm hiểu về một Singapore với những lịch sử được thay đổi. Chỉ khi đó sinh viên mới nhận ra rằng tương lai mở rộng hơn quá khứ và sinh viên là những người lèo lái đưa Singapore đến bất cứ hướng nào các em mong muốn.
Trong bảng xếp hạng Những trường Đại học tốt nhất châu Á năm 2000 của Tạp chí Asiaweek, Trường Đại học Quốc gia Singapore (NUS) được xếp ở vị trí thứ 5 trong tổng số 77 trường đại học trong bảng xếp hạng toàn diện các trường học có nhiều ngành học đa dạng ở châu Á. Trường Đại học Kỹ thuật Nanyang (NTU) đứng thứ 9 trong tổng số 39 trường đại học trong bảng xếp hạng toàn diện các trường đại học khoa học và kỹ thuật. Và trong bảng xếp hạng các trường đại học quản trị hàng đầu châu Á năm 2000, Trường Thương mại NUS được đánh giá là một trong những “Trường đào tạo thạc sĩ quản trị bán thời gian tốt nhất” và nhận được danh hiệu “Trường học danh tiếng nhất”.
LYN (Theo Belmont Lay – chủ bút The New Nation)
LTS: Ngay cả giáo dục Singapore cũng đứng trước yêu cầu phải cải cách! Bộ trưởng Giáo dục Heng Swee Keat đã công khai lên tiếng “Sự thiếu cố gắng của sinh viên Singapore là điều đáng lo ngại”. |
Bình luận (0)