Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Giáo dục phát triển góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Sáng 8-7, Sở GD-ĐT và Đảng ủy ngành GD-ĐT TP.HCM tổ chức sơ kết 5 năm thực hiện Kết luận Hội nghị lần thứ mười Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII “Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”.
Sức lan tỏa sâu rộng
Theo ghi nhận, sau 5 năm tổ chức thực hiện Kết luận của Ban chấp hành Trung ương Đảng “Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”, đến nay nội dung kết luận đã lan tỏa sâu rộng trong toàn ngành, tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, hình thành nhiều phong trào văn hóa ở các đơn vị trường học, thu hút đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, học sinh, sinh viên tham gia, góp phần vào việc giữ vững ổn định chính trị, trật tự xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, thúc đẩy hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của đơn vị, của ngành. Theo ông Nguyễn Huỳnh Long, Chánh văn phòng Đảng ủy sở: “Có được kết quả nói trên, nguyên nhân quan trọng là vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền được đề cao trong tổ chức thực hiện nghị quyết”.
Được biết, ngành GD-ĐT TP.HCM không chỉ ổn định mà còn phát triển. Năm học 2006- 2007, năm đầu tiên thực hiện cuộc vận động “Hai không” của Bộ GD-ĐT, tỷ lệ tốt nghiệp THPT là 95,4%, xếp thứ nhất toàn quốc. Đến năm học 2007-2008 tỷ lệ tốt nghiệp THPT là 93,4% xếp thứ nhì toàn quốc và năm học 2008-2009 tỷ lệ tốt nghiệp THPT là 94,71%. Trong đợt khảo sát của Hội đồng nhân dân về mức độ hài lòng của người dân trong năm 2008, giáo dục TP.HCM gần như là lĩnh vực duy nhất mang lại sự hài lòng nhất cho cử tri TP.HCM (theo tổng hợp của đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM gửi đến kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XII); kết quả từ Viện Nghiên cứu phát triển và Cục thống kê TP.HCM công bố (ngày 27-11), trong các chỉ số hài lòng người dân về chất lượng dịch vụ công năm 2008, giáo dục tiểu học tại TP.HCM là lĩnh vực người dân hài lòng cao nhất. Nhiều năm liền Sở GD-ĐT nhận được bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, năm học 2007 – 2008, năm học 2008- 2009 dẫn đầu các vùng thi đua khối các sở GD-ĐT, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc.
Những đơn vị điển hình
Tại buổi sơ kết, ngành GD-ĐT đã chọn một vài đơn vị tiêu biểuđọc tham luận. Báo cáo củaVăn phòng sở GD-ĐT cho thấy: Sở GD-ĐT TP đã sắp xếp, tổ chức bộ máy hoạt động của sở và toàn ngành theo hướng tinh gọn, hiệu quả, cải tiến thủ tục hành chính… ngày càng đảm bảo yêu cầu công sở văn minh hiện đại. Kết quả là: Việc thực hiện cơ chế “một cửa” của Sở GD-ĐT đã đem lại cho người dân thành phố nhiều thuận tiện hơn, rút ngắn thời gian đi lại để hoàn thành một thủ tục hành chính. Với việc thực hiện tiêu chuẩn ISO 9001:2000, các thủ tục được tinh gọn, công khai, rõ ràng, dễ hiểu và dễ thực hiện. Việc thực hiện cơ chế “một cửa” đã thúc đẩy cán bộ, công chức cơ quan nỗ lực rèn luyện khả năng về mọi mặt để đáp ứng yêu cầu công tác trong tình hình mới. Cơ quan ngày càng văn minh, sạch đẹp tạo điều kiện để mọi cán bộ công chức hăng say làm việc với tinh thần tốt nhất. Liên tục từ năm 2000 đến nay, cơ quan Sở GD-ĐT đều được công nhận “Công sở văn minh, sạch đẹp”.
Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, TS Huỳnh Công Minh đánh giá cao một số đơn vị điển hình:“Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, bằng sự sáng tạo, nhà trường đã mang lại hiệu quả đào tạo rất cao, đem đến lòng tin của phụ huynh…” và “Báo Giáo Dục TP.HCM, cơ quan ngôn luận của ngành, tiếng nói của cán bộ, giáo viên, công chức, học sinh, sinh viên toàn ngành. Tờ báo càng ngày càng thu hút được sự quan tâm của dư luận xã hội. Trong thời gian qua báo có bước phát triển nhanh về số lượng và chất lượng, nhiều loại hình văn hóa, ấn phẩm văn hóa ra đời phục vụ kịp thời nhu cầu của bạn đọc; Báo Giáo Dục TP.HCM hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích, phản ánh kịp thời tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, công chức trong ngành, của nhân dân; thường xuyên biểu dương những tấm gương tiêu biểu trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của ngành, những tấm gương vượt khó trong giáo viên, học sinh…. kết hợp với các cơ quan báo chí thành phố tổ chức hoạt động tôn vinh thầy, cô nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11), huy động sự đóng góp của những nhà hảo tâm tổ chức những đêm biểu diễn văn nghệ gây quỹ giúp đỡ học sinh nghèo hiếu học, cùng nhiều hoạt động có ý nghĩa khác…”
Vẫn còn một số tồn tại
Trước những tác động ngày càng phức tạp của quá trình hội nhập quốc tế, giao lưu văn hóa, xu hướng “thương mại hoá”, “thực dụng”, xuất hiện trong một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức phần nào cũng ảnh hưởng đến các giá trị văn hóa truyền thống. Theo Đảng ủy Sở GD-ĐT TP.HCM, nguyên nhân để dẫn đến một số tồn tại: “Một số cấp ủy đảng, thủ trưởng một số đơn vị chưa nhận thức đầy đủ vai trò đặc biệt quan trọng của văn hóa, chưa quán triệt đầy đủ các quan điểm chỉ đạo, phương hướng phát triển và các nhiệm vụ của văn hóa. Chậm cụ thể hóa các quan điểm, chủ trương lớn, còn bị động trước những khuynh hướng mới và những biến đổi phức tạp trên lĩnh vực văn hóa. Cơ chế quản lý các trường có yếu tố nước ngoài trên địa bàn thành phố còn nhiều bất cập phần nào cũng ảnh hưởng đến việc xây dựng các giá trị văn hóa trong giáo viên, học sinh ở các đơn vị này. Bên cạnh đó, xu hướng “thương mại hoá”, “thực dụng”, chiều theo thị hiếu thấp kém trong một bộ phận xuất bản, báo chí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật ngoài xã hội chưa được ngăn chặn một cách có hiệu quả, đã và đang tác động xấu tới vai trò nhận thức, giáo dục, thẩm mỹ và giao tiếp của mọi người nói chung và bộ phận cán bộ, công chức, học sinh, sinh viên nói riêng”.
T.T.Q

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)