Hội nhậpGiáo dục khắp nơi

Giáo dục sơ cấp ở Anh: Vi tính trở thành môn học chính

Tạp Chí Giáo Dục

Kịch là cách tốt nhất để làm giàu kiến thức, theo Sir Jim

Một báo cáo xem xét lại chương trình khóa học tại các trường sơ cấp của Anh đề nghị kỹ thuật vi tính nên trở thành môn học trọng tâm cùng với tiếng Anh, toán học và sống khỏe mạnh hạnh phúc.
Cựu chánh thanh tra trường học Sir Jim Rose khuyến cáo một tập trung mới nhắm vào các kỹ năng nói và nghe. Ông cũng cho rằng trẻ có thể bắt đầu đến trường vào tháng 9 sau sinh nhật 4 tuổi, nếu phụ huynh muốn. Bộ trưởng Trường học Ed Balls nói ông chấp nhận những khuyến cáo của Sir Jim, coi đó là chủ đề tư vấn. Ông Balls cho biết, Chính phủ sẽ tài trợ trẻ bắt đầu đến trường vào tháng 9 sau sinh nhật 4 tuổi kể từ năm 2011, hoặc trả tiền cho nhà trẻ với 25 giờ mỗi tuần.
Khoảng hai phần ba chính quyền địa phương đã khởi sự ngày đi học tháng 9, nhưng một số nơi trì hoãn cho những bé nhỏ hơn đến tháng giêng năm kế tiếp. Báo cáo của Sir Jim nhấn mạnh đến tầm quan trọng của phát triển cá nhân trẻ, nói tình trạng sống khỏe mạnh hạnh phúc đang được củng cố nhờ nắm bắt được một loạt kỹ thuật. Gần đây Chính phủ cũng cho rằng giáo dục cá nhân, xã hội và sức khỏe cần được áp dụng ở tuổi lên 5.
Biết vi tính
Những lĩnh vực đề nghị học

+ Kiến thức tiếng Anh, giao tiếp và ngôn ngữ
+ Kiến thức toán học
+ Kiến thức khoa học và kỹ thuật
+ Kiến thức về loài người, xã hội và môi trường
+ Kiến thức về sức khỏe và sống khỏe mạnh hạnh phúc
+ Kiến thức về nghệ thuật và thiết kế
 
l NATO: Thông tin từ hãng BBC, hiện có hơn 1.000 binh sĩ từ 18 quốc gia thành viên NATO đã tới một căn cứ quân sự ở Gruzia, gần thủ đô Tbilisi để chuẩn bị cho cuộc tập trận lớn. Phía Gruzia đã có sự chuẩn bị chu đáo cho cuộc tập trận này vì đây là cơ hội tốt để nước này tranh thủ sự ủng hộ nhằm sớm gia nhập tổ chức này. Vấn đề hiện tại mà các nhà quan sát đang quan tâm chính là sự mâu thuẫn giữa Nga-NATO có thể sẽ cản trở việc thực hiện các cuộc đàm phán Nga-Mỹ về vũ khí hạt nhân mà hai bên đã đặt hạn chót cho một thỏa thuận vào tháng 12 tới.
l Thái Lan:Theo đúng kế hoạch, ngày 6-5, lực lượng “áo đỏ” tại Thái Lan, do Mặt trận Thống nhất Dân chủ chống độc tài (UDD) lãnh đạo, đã tổ chức biểu tình trước tòa nhà Chính phủ ở thủ đô Bangkok, để đòi Chính phủ ngừng phong tỏa Đài Truyền hình vệ tinh DTV và các đài phát thanh cộng đồng ủng hộ UDD. Khoảng 500 cảnh sát và binh sỹ đã được huy động để duy trì trật tự xung quanh tòa nhà Chính phủ. Xe cứu hỏa cũng được điều động để sẵn sàng ứng phó trong trường hợp khẩn cấp.
l Nhật Bản: Một công bố mới đây của Bộ Lao động nước này cho biết, hơn 2.000 SV mới tốt nghiệp ở Nhật đã được chấp nhận vào làm việc nhưng lại bị mất việc làm. Đây là con số cao kỷ lục vì khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã buộc các cơ sở kinh doanh phải xem xét lại kế hoạch tuyển dụng. Kỷ lục trước với số SV bị mất việc là 1.077 xảy ra vào năm 1998 khi một công ty chứng khoán khổng lồ ở đây phá sản. Ngoài ra, Bộ Lao động còn công bố tên của 12 công ty hủy bỏ việc làm của từ 10 nhân viên mới tuyển trở lên.
l Trong hai ngày 7 và 8-5, tại thủ đô Bangkok – Thái Lan sẽ diễn ra hội nghị cấp chuyên viên và Bộ trưởng Y tế ASEAN với 3 nước là Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật (ASEAN + 3) đối phó với dịch bệnh đang lan rộng. Hội nghị lần này nhằm điểm lại tình hình dịch cúm A/H1N1 tại các nước trên thế giới, trong đó có các nước ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc; điều chỉnh các biện pháp phòng chống và giám sát dịch bệnh tại các nước một cách hiệu quả hơn; tìm kiếm phương pháp, biện pháp trong phòng chống và giám sát sự lây lan của dịch bệnh cúm A/H1N1 tại các nước ASEAN + 3 và cuối cùng là cam kết của Bộ trưởng Y tế các nước ASEAN + 3 trong việc phòng chống và giám sát dịch bệnh cúm A/H1N1.
Theo Reuters, AP, CNN, AFP
Sir Jim nói trẻ ngày nay biết vi tính từ nhỏ và cần dạy cách sử dụng podcast (máy nghe nhạc và xem hình ảnh, có thể tải từ trên mạng xuống) và vi tính ngay tại trường sơ cấp.
Ông khuyến cáo internet trở thành gắn bó với chương trình khóa học, với học sinh dùng các trang web như Google Earth và Wikipedia.
Giáo viên dạy sơ cấp cần được tập huấn thêm để nắm bắt trước những kiến thức cần dạy cho học sinh.
Cơ quan kỹ thuật của Chính phủ, Becta, cho rằng đã cảnh báo Sir Jim nếu công nghệ thông tin liên lạc (ICT) không được đưa vào chương trình khóa học, là do nguy cơ có thể xảy ra một “năm học đầu kỹ thuật số”, vì chương trình sơ cấp hiện đã quá tải. Sir Jim đã phát biểu với chương trình Phát thanh ngày nay rằng: “Chúng ta cần chương trình học nhẹ bớt và để các giáo viên linh hoạt hơn, có cơ hội sáng tạo hơn”. Ông cũng nói: “Đọc và viết của trẻ phụ thuộc vào những gì chúng có thể nói. Nếu trẻ không thể nói nó, chúng không thể viết nó. Sự phụ thuộc lẫn nhau là rất rõ”.
Trong báo cáo tạm thời, ông đề nghị nên có 6 “lĩnh vực học hỏi” rộng hơn thay vì 14 môn cá nhân cần học như lịch sử, địa lý và khoa học. Bên cạnh đó, ông còn nhấn mạnh đến các đề tài nghệ thuật, cũng như sử và địa, vẫn rất quan trọng. Theo ông, những báo cáo trước đây rằng các môn học cá nhân có thể ngầm phá hoại là không chính xác.
Nhiều môn học không cần phải dạy riêng lẻ và phục vụ nhiều hơn là một mục đích.
Báo cáo của ông có viết về môn nghệ thuật kịch: “Đây là một bộ môn nghệ thuật có tác động mạnh, còn dẫn đến khuyến khích phát triển ngôn ngữ của trẻ thông qua vai diễn”. Đồng thời kịch cũng giúp phát triển cá nhân bằng những quan niệm thăm dò như thấu cảm tâm lý, cũng như nghiên cứu lịch sử và tôn giáo.
“Xiềng xích”
Hội Nhà giáo hoan nghênh tập trung của Sir Jim vào việc cho phép giáo viên linh động, nhưng nói hệ thống trắc nghiệm hiện hành đang hủy hoại mọi toan tính cải thiện chương trình khóa học. Christine Blower, Quyền tổng thư ký Hội Nhà giáo Quốc gia nói, Sir Jim “không giải quyết việc phá vỡ “xiềng xích” (những tiêu chuẩn của chính quyền) trong bản xét lại của mình. Đây là nguyên tắc cao đòi hỏi thử nghiệm sẽ tiếp tục quyết định những ưu tiên ở trường sơ cấp, chứ không phải cho phép đổi mới mà bài viết này đề ra”.   
Báo cáo xét lại cuối cùng là một báo cáo của một nhóm chuyên gia cố vấn giáo dục kết luận những chiến lược của Chính phủ để cải thiện việc biết chữ và giỏi toán trong các trường sơ cấp đã thất bại.
Trao đổi chính sách nói các tiêu chuẩn tăng lên nhanh hơn trước khi các bộ đề ra chiến lược quốc gia. Theo một báo cáo của Chính phủ lần đầu giới thiệu chiến lược biết chữ sơ cấp hồi năm 1998 và một chiến lược giỏi toán sơ cấp năm 1999, với cái giá 2 tỉ bảng.
Hầu hết những cải thiện trong tiêu chuẩn đến sau khi Thử nghiệm khóa học quốc gia (được gọi Sats) được đưa ra năm 1995 – trước khi Chính phủ của Công đảng công bố chiến lược của mình.
Các trường học cần được phép chọn chương trình học chữ và giỏi toán riêng cho mình, nhưng Bộ trưởng trường học Sarah Mc Carthy-Fry nói: “Năm ngoái, có thêm 120.000 học sinh rời trường sơ cấp đã nắm bắt được cơ bản so với năm 1997 và chúng ta thăng hạng trong bảng đánh giá quốc tế gần đây nhất. Chỉ 53% em rời trường sơ cấp đạt trình độ tiếng Anh và toán dưới thời Đảng Bảo thủ. Sau một thập niên đầu tư vào cải cách dưới Công đảng, nay tỉ lệ này đã lên tới ba phần tư”.
Quang Hùng
Theo BBC

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)