Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Giáo dục STEM cấp tiểu học có quá khó?

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Va qua, S GD-ĐT TP.HCM đã t chc tp hun trin khai thc hin ni dung giáo dc STEM cp tiu hc tiếp cn theo Chương trình giáo dc ph thông 2018 cho cán b qun lý và giáo viên ct cán ca tt c các trưng tiu hc trên đa bàn thành ph.


Giáo viên tiu hc trên đa bàn TP.HCM tham gia tp hun giáo dc STEM đưc t chc va qua

Theo tôi được biết, 7 tỉnh/thành trên cả nước đã tham gia thí điểm giáo dục STEM cấp tiểu học trong năm học 2022-2023. Các tỉnh/thành còn lại sẽ triển khai theo lộ trình – mỗi tỉnh/thành chọn ít nhất 5 quận/huyện, mỗi quận/huyện chọn ít nhất 5 trường tiểu học để tập huấn hướng dẫn các trường xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện. Đến năm học 2024-2025, Bộ GD-ĐT sẽ triển khai thực hiện tại tất cả các trường tiểu học trên cả nước. TP.HCM là địa phương đầu tiên tập huấn triển khai thực hiện giáo dục STEM cấp tiểu học tiếp cận Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho cán bộ và giáo viên cốt cán ở tất cả các trường tiểu học. Đối với các cán bộ, giáo viên tiểu học đã từng tìm hiểu về STEM, đã tiếp nhận được nhiều điểm mới trong giáo dục STEM cấp tiểu học cần phải lưu ý để triển khai thực hiện. Với những cán bộ, giáo viên chưa từng tìm hiểu về STEM trước đó thì thật là khó tiếp nhận được thông suốt qua tập huấn bởi quá nhiều nội dung cần phải nghiên cứu, tìm hiểu thêm. Bài viết này, tôi chỉ muốn tóm tắt lại những điều cốt lõi để cán bộ, giáo viên có thể nắm được một số trọng tâm cần ghi nhớ về việc thực hiện giáo dục STEM cấp tiểu học.

STEM là thuật ngữ được ghép từ các chữ cái đầu tiên của các từ Science (khoa học), Technology (công nghệ), Engineering (kỹ thuật) và Mathematics (toán học). Giáo dục STEM là phương thức giáo dục dạy học tích hợp giúp học sinh huy động, tập hợp kiến thức, kỹ năng thuộc các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học để phát triển phẩm chất, năng lực và giải quyết hiệu quả các vấn đề trong cuộc sống. Khi thực hiện giáo dục STEM, tích hợp thêm yếu tố nghệ thuật, nhân văn (Art) là STEAM. Art (nghệ thuật, nhân văn) trong giáo dục STEAM không chỉ là âm nhạc, hội họa… mà bao gồm việc khám phá và giải quyết vấn đề trong thực tế một cách khéo léo, trình bày và diễn đạt thông tin mạch lạc, dễ hiểu. Trong việc tổ chức giáo dục STEM ở tiểu học có 3 hình thức: Bài học STEM, hoạt động trải nghiệm STEM và làm quen với nghiên cứu khoa học, kỹ thuật. Bài học STEM là hình thức tổ chức dạy học thực hiện tích hợp hay liên môn. Tích hợp là dạy một môn chủ đạo và tích hợp các môn khác, ví dụ như môn chủ đạo là toán và các môn tích hợp là tự nhiên xã hội, mỹ thuật, hoạt động trải nghiệm. Liên môn là dạy hai môn chủ đạo trở lên và có thể tích hợp các môn khác, chẳng hạn như môn chủ đạo là khoa học, toán và có thể tích hợp các môn công nghệ, mỹ thuật. Nội dung và yêu cầu cần đạt của bài học STEM phải bám sát yêu cầu cần đạt của các môn học/hoạt động giáo dục trong Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học. Thời lượng để tổ chức thực hiện bài học STEM được xây dựng dựa trên thời lượng của môn chủ đạo. Ví dụ, môn học chủ đạo là toán thì thời lượng dạy bài học STEM là thời lượng dạy của môn toán. Một bài học STEM thường tiến hành 2-3 tiết, vì thế giáo viên cần chọn lọc các nội dung học của môn chủ đạo cho phù hợp với thời lượng. Việc đánh giá học sinh trong bài học STEM thực hiện như quy định về kiểm tra, đánh giá theo Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học. Nói một cách dễ hiểu nhất, bài học STEM là bài dạy bình thường trong chương trình nhưng được dạy theo quy trình STEM. Hoạt động trải nghiệm STEM là hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục STEM thông qua câu lạc bộ STEM, ngày hội STEM, dự án học tập STEM, hoạt động trải nghiệm STEM trong thực tế. Hoạt động trải nghiệm STEM được thiết kế dựa trên dạy học tích hợp, liên môn.

Những năm vừa qua, một số trường học cũng đã tổ chức các lớp học STEM (như câu lạc bộ STEM) và hoạt động trải nghiệm thực tế. Tuy nhiên, các trường cần chú ý lớp học STEM thường được giao cho các trung tâm giáo dục đảm nhiệm nên nội dung không bám sát yêu cầu cần đạt của các môn. Những trường đã thực hiện các câu lạc bộ STEM này cần có sự trao đổi với các trung tâm giáo dục phụ trách dạy STEM điều chỉnh nội dung dạy học cho phù hợp hơn. Các hoạt động trải nghiệm của các trường trong những năm vừa qua như đến nông trại, bảo tàng, cơ sở sản xuất gốm… không phải là hoạt động trải nghiệm STEM trong thực tế mà chỉ là hoạt động trải nghiệm ngoài nhà trường, chủ yếu là tham quan và vui chơi. Hoạt động trải nghiệm STEM trong thực tế phải thiết kế thành một hoạt động cụ thể, mô tả rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, tiến trình trải nghiệm và kết quả dự kiến. Làm quen với nghiên cứu khoa học, kỹ thuật là hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục STEM dành cho học sinh có năng khiếu bước đầu tìm hiểu, tiếp cận với việc nghiên cứu khoa học, kỹ thuật để giải quyết các vấn đề thực tiễn.

Như vậy, việc quan trọng và cần thiết nhất đối với giáo viên trong thực hiện giáo dục STEM cấp tiểu học là bài học STEM. Bài học STEM thường được soạn theo chủ đề. Để xây dựng và tổ chức bài học chủ đề STEM, giáo viên phải thực hiện 4 bước theo quy trình sau: Bước 1 – tìm ý tưởng cho chủ đề STEM; bước 2 – xây dựng tình huống có vấn đề; bước 3 – xây dựng tiêu chí sản phẩm/giải pháp giải quyết vấn đề; bước 4 – thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động dạy học/giáo dục. Ở bước 1, để có ý tưởng của chủ đề STEM, giáo viên phải dựa vào yêu cầu cần đạt của bài học có tính ứng dụng, liên hệ thực tế, các thực hành thí nghiệm trong chương trình các môn học. Dựa trên ý tưởng của chủ đề, ở bước 2, thầy cô xây dựng nên một tình huống cụ thể mang tính thực tế để học sinh nhận ra việc cần thực hiện nhiệm vụ cụ thể để giải quyết vấn đề. Ở bước 3, thầy cô cần xác định các tiêu chí cụ thể cho sản phẩm để học sinh nhớ lại những kiến thức đã học hoặc hình thành được các kiến thức mới để đáp ứng những yêu cầu của sản phẩm mà giáo viên nêu ra. Học sinh vận dụng được kiến thức đã học và kinh nghiệm thực tế của mình để đề xuất các giải pháp hiệu quả khi làm sản phẩm. Bước 4, để thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động giáo dục dạy học (soạn kế hoạch bài dạy), giáo viên có thể xây dựng thành 3 hoạt động chính: Hoạt động mở đầu, hoạt động hình thành kiến thức mới và hoạt động luyện tập – vận dụng. Ở hoạt động mở đầu, giáo viên đưa ra tình huống có vấn đề cần giải quyết. Sau đó, giáo viên giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh là tạo ra một sản phẩm nào đó để giải quyết vấn đề đặt ra. Sản phẩm này cần có các tiêu chí để làm cơ sở cho học sinh huy động kiến thức, kỹ năng khi thiết kế và thực hiện. Ở hoạt động hình thành kiến thức mới, giáo viên tổ chức hoặc hướng dẫn học sinh học kiến thức mới của bài học, sử dụng các kiến thức đã có và mới học để giải quyết vấn đề đặt ra. Ở hoạt động luyện tập, vận dụng, thầy cô có thể tiến hành theo 3 bước: Đề xuất, lựa chọn giải pháp; chế tạo sản phẩm, thử nghiệm, đánh giá; chia sẻ, thảo luận, điều chỉnh.

Việc thực hiện giáo dục STEM cấp tiểu học không đơn giản, bước đầu luôn là những khó khăn, vất vả, ban giám hiệu và giáo viên cần có sự đồng hành và hỗ trợ chặt chẽ cùng nhau để có thể thực hiện được. Tôi tin rằng với tâm thế luôn đi đầu trong các phương pháp, kỹ thuật dạy học mới của giáo dục thành phố, việc thực hiện giáo dục STEM cấp tiểu học ở TP.HCM sẽ tiến từng bước vững vàng và đạt hiệu quả cao.

Bài, ảnh: Lê Phương Trí

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)